Công ty chứng khoán mua, bán cổ phiếu của chính mình thì có được coi là tự doanh chứng khoán không?

Cho tôi hỏi công ty chứng khoán mua, bán cổ phiếu của chính mình thì có được coi là tự doanh chứng khoán không? Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán thì có được mua bán lại trái phiếu niêm yết không? Câu hỏi của anh N.C.V từ Bình Thuận.

Công ty chứng khoán mua, bán cổ phiếu của chính mình thì có được coi là tự doanh chứng khoán không?

Công ty chứng khoán mua, bán cổ phiếu của chính mình được quy định tại khoản 3 Điều 22 Thông tư 121/2020/TT-BTC như sau:

Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
1. Công ty chứng khoán phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch cho tài khoản của chính mình.
2. Nghiệp vụ tự doanh của công ty chứng khoán phải được thực hiện với danh nghĩa chính mình, không được mượn danh nghĩa của người khác hoặc thực hiện với danh nghĩa cá nhân hoặc cho người khác sử dụng tài khoản tự doanh.
3. Các trường hợp sau không được coi là tự doanh chứng khoán:
a) Mua, bán chứng khoán do sửa lỗi sau giao dịch;
b) Mua, bán cổ phiếu của chính mình.
4. Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của chính mình.
5. Công ty chứng khoán phải công bố cho khách hàng biết khi mình là đối tác trong giao dịch thỏa thuận với khách hàng.
6. Trong trường hợp lệnh mua, bán chứng khoán của khách hàng có thể ảnh hưởng lớn tới giá của loại chứng khoán đó, công ty chứng khoán không được mua, bán trước cùng loại chứng khoán đó cho chính mình hoặc tiết lộ thông tin cho bên thứ ba mua, bán chứng khoán đó.
...

Như vậy, theo quy định, trường hợp công ty chứng khoán mua, bán cổ phiếu của chính mình thì không được coi là tự doanh chứng khoán.

Công ty chứng khoán mua, bán cổ phiếu của chính mình thì có được coi là tự doanh chứng khoán không?

Công ty chứng khoán mua, bán cổ phiếu của chính mình thì có được coi là tự doanh chứng khoán không? (Hình từ Internet)

Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán thì có được mua bán lại trái phiếu niêm yết không?

Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán được quy định tại khoản 3 Điều 28 Thông tư 121/2020/TT-BTC như sau:

Hạn chế đầu tư
1. Công ty chứng khoán không được mua, góp vốn mua bất động sản trừ trường hợp để sử dụng làm trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của công ty chứng khoán.
2. Công ty chứng khoán mua, đầu tư vào bất động sản theo quy định tại Khoản 1 Điều này và tài sản cố định theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định và bất động sản không được vượt quá 50% giá trị tổng tài sản của công ty chứng khoán.
3. Tổng giá trị đầu tư vào các trái phiếu doanh nghiệp của công ty chứng khoán không được vượt quá 70% vốn chủ sở hữu. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán được mua bán lại trái phiếu niêm yết theo quy định có liên quan về giao dịch mua bán lại trái phiếu.
4. Công ty chứng khoán không được trực tiếp hoặc ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện:
a) Đầu tư vào cổ phiếu hoặc phần vốn góp của công ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty chứng khoán, trừ trường hợp mua cổ phiếu lô lẻ theo yêu cầu của khách hàng;
b) Cùng với người có liên quan đầu tư từ 5% trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán khác;
c) Đầu tư quá 20% tổng số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một tổ chức niêm yết;
...

Như vậy, trường hợp công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán thì được mua bán lại trái phiếu niêm yết theo quy định có liên quan về giao dịch mua bán lại trái phiếu.

Công ty chứng khoán không được cung cấp dịch vụ tư vấn niêm yết chứng khoán cho công ty nào?

Việc cung cấp dịch vụ tư vấn niêm yết chứng khoán được quy định tại khoản 2 Điều 25 Thông tư 121/2020/TT-BTC như sau:

Các dịch vụ tài chính khác
1. Công ty chứng khoán khi thực hiện dịch vụ tài chính khác theo quy định tại Khoản 5 Điều 86 Luật Chứng khoán phải có liên quan và hỗ trợ cho các nghiệp vụ đã được cấp phép của công ty chứng khoán và phải đảm bảo không được ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng, của chính công ty chứng khoán và của thị trường.
2. Công ty chứng khoán không được cung cấp dịch vụ tư vấn chào bán, tư vấn niêm yết chứng khoán, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp cho công ty mà mình nắm giữ từ 10% trở lên vốn điều lệ.
3. Công ty chứng khoán chỉ được cung cấp dịch vụ tài chính khác phù hợp với quy định của pháp luật sau khi báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bằng văn bản. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền yêu cầu tạm ngừng, đình chỉ việc cung cấp dịch vụ tài chính khác của công ty chứng khoán nếu việc cung cấp dịch vụ đó trái với quy định của pháp luật hoặc gây rủi ro hệ thống thị trường chứng khoán.

Như vậy, theo quy định, công ty chứng khoán không được cung cấp dịch vụ tư vấn niêm yết chứng khoán cho công ty mà mình nắm giữ từ 10% trở lên vốn điều lệ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,166 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào