Công trình xây dựng hiện nay có bao nhiêu cấp công trình? Cách xác định cấp công trình đó như thế nào?

Tôi muốn biết hiện nay pháp luật quy định như thế nào về cấp công trình xây dựng? Cơ sở nào để xác định được công trình xây dựng đó thuộc loại nào? Mong được hỗ trợ.

Công trình xây dựng có mấy cấp?

Theo Điều 5 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định loại cấp công trình xây dựng như sau:

- Loại công trình xây dựng được xác định theo tính chất kết cấu và công năng sử dụng công trình.

- Cấp công trình xây dựng được xác định cho từng loại công trình gồm:

+ Cấp công trình xây dựng phục vụ quản lý hoạt động đầu tư xây dựng quy định tại Luật này được xác định căn cứ vào quy mô, mức độ quan trọng, thông số kỹ thuật của công trình, bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

+ Cấp công trình xây dựng phục vụ thiết kế xây dựng công trình được quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Cấp công trình phục vụ quản lý các nội dung khác được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Chính phủ quy định chi tiết về loại công trình xây dựng.

- Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết về cấp công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Như vậy, công trình xây dựng được chia làm 04 cấp.

Xây dựng

Xây dựng

Cách xác định cấp công trình như thế nào?

Tại Điều 2 Thông tư 06/2021/TT-BXD quy định tiêu chí xác định cấp công trình như sau:

- Cấp công trình quy định tại Thông tư này được xác định theo các tiêu chí sau:

+ Mức độ quan trọng, quy mô công suất: Áp dụng cho từng công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo các loại công trình quy định tại Phụ lục I Thông tư này;

+ Quy mô kết cấu: Áp dụng cho từng công trình độc lập thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo các loại kết cấu quy định tại Phụ lục II Thông tư này.

- Cấp công trình của một công trình độc lập là cấp cao nhất được xác định theo Phụ lục I và Phụ lục II Thông tư này. Trường hợp công trình độc lập không quy định trong Phụ lục I Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo quy định tại Phụ lục II Thông tư này và ngược lại.

- Cấp công trình của một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục được xác định như sau:

+ Trường hợp tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục có quy định trong Phụ lục I Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo Phụ lục I Thông tư này;

+ Trường hợp tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục không quy định trong Phụ lục I Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo cấp của công trình chính (thuộc tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ) có cấp cao nhất. Cấp của công trình chính xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này.

- Cấp công trình của công trình hiện hữu được sửa chữa, cải tạo, nâng cấp xác định như sau:

+ Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp làm thay đổi các tiêu chí xác định cấp công trình quy định tại khoản 1 Điều này thì cấp công trình của công trình sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp được xác định theo quy định tại Điều này;

+ Trường hợp khác với quy định tại điểm a khoản này thì cấp công trình của công trình trước và sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp không thay đổi.

Trong hoạt động đầu tư xây dựng, cấp công trình được áp dụng như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BXD quy định việc áp dụng cấp công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng như sau:

- Cấp công trình quy định tại Thông tư này được áp dụng làm cơ sở để quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng sau:

+ Xác định thẩm quyền khi thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc dự án đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ theo Luật Chuyển giao công nghệ; thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình;

+ Phân hạng năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân để cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng;

+ Xác định công trình được miễn giấy phép xây dựng;

+ Xác định công trình phải thi tuyển phương án kiến trúc theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Kiến trúc;

+ Xác định công trình có yêu cầu phải lập chỉ dẫn kỹ thuật riêng;

+ Xác định công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;

+ Xác định công trình có yêu cầu bắt buộc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

+ Xác định công trình phải thực hiện đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng trong quá trình sử dụng;

+ Phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng;

+ Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

+ Xác định thời hạn và mức tiền bảo hành công trình;

+ Xác định công trình phải lập quy trình bảo trì;

+ Các nội dung khác theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình.

- Áp dụng cấp công trình để quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này như sau:

+ Trường hợp dự án đầu tư xây dựng chỉ có một công trình chính độc lập: Áp dụng cấp công trình xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này;

+ Trường hợp dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình chính độc lập hoặc được xây dựng theo tuyến (gồm nhiều công trình bố trí liên tiếp nhau thành tuyến): Áp dụng cấp của công trình chính có cấp cao nhất xác định được theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này;

+ Trường hợp dự án đầu tư xây dựng có tổ hợp các công trình chính hoặc dây chuyền công nghệ chính gồm nhiều hạng mục: Áp dụng cấp công trình xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này;

+ Trường hợp dự án đầu tư xây dựng có nhiều tổ hợp các công trình chính, nhiều dây chuyền công nghệ chính hoặc hỗn hợp: Áp dụng cấp của tổ hợp các công trình chính hoặc dây chuyền công nghệ chính có cấp cao nhất xác định được theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này.

- Nguyên tắc áp dụng cấp công trình để quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng được quy định từ điểm b đến điểm n khoản 1 Điều này như sau:

+ Trường hợp phạm vi thực hiện cho một công trình độc lập thì áp dụng cấp công trình xác định theo khoản 2 Điều 2 Thông tư này đối với công trình đó;

+ Trường hợp phạm vi thực hiện cho một số công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình thì áp dụng cấp công trình xác định theo khoản 2 Điều 2 Thông tư này đối với từng công trình được xét;

+ Trường hợp phạm vi thực hiện cho toàn bộ một tổ hợp các công trình hoặc toàn bộ một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục thì áp dụng cấp công trình xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình theo tuyến thì thực hiện theo quy định tại điểm d khoản này;

+ Trường hợp phạm vi thực hiện cho một công trình, một số công trình hoặc toàn bộ các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo tuyến thì áp dụng cấp công trình xác định theo khoản 2 Điều 2 Thông tư này đối với từng công trình thuộc tuyến.

Như vậy, tùy thuộc vào loại công trình thì sẽ có cách xác định riêng. Nhưng có 2 tiêu chí chính để xác định cấp công trình là: Mức độ quan trọng, quy mô công suất và Quy mô kết cấu. Và việc áp dụng cấp công trình vào công trình xây dựng mục đích xác định thẩm quyền và phân loại năng lực từng loại công trình xây dựng khác nhau.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,350 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào