Công trình lâm sinh được tạo thành từ những hoạt động nào? Cơ quan có thẩm quyền thẩm định công trình lâm sinh sử dụng vốn đầu tư công?

Công trình lâm sinh được tạo thành từ những hoạt động nào? Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh sử dụng vốn đầu tư công? Thời hạn tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh sử dụng vốn đầu tư công là bao lâu?

Công trình lâm sinh được tạo thành từ những hoạt động nào?

Căn cứ vào khoản 5 Điều 3 Nghị định 58/2024/NĐ-CP có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao là khu công nghệ cao thuộc lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; là khu nghiên cứu, ứng dụng phát triển và sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, công nghệ mới trong lĩnh vực lâm nghiệp, gồm: giống cây lâm nghiệp, cơ giới hóa trong trồng rừng, chăm sóc và khai thác rừng, chế biến lâm sản và sản xuất các sản phẩm phụ trợ ngành chế biến gỗ và lâm sản.
5. Công trình lâm sinh là công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn được tạo thành từ việc thực hiện hoạt động đầu tư lâm sinh gồm: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng tự nhiên, cải tạo rừng tự nhiên, trồng rừng, chăm sóc rừng trồng, nuôi dưỡng rừng trồng; xây dựng các hạng mục công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật cần thiết phục vụ bảo vệ và phát triển rừng.
6. Xã khu vực II là xã thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; xã khu vực III là xã thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định về tiêu chí của Thủ tướng Chính phủ.
7. Vùng đất ven biển bao gồm các xã, phường, thị trấn có biển.
8. Cộng đồng dân cư theo quy định tại khoản 24 Điều 2 Luật Lâm nghiệp.

Như vậy, công trình lâm sinh được tạo thành từ việc thực hiện các hoạt động đầu tư sau đây:

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng tự nhiên, cải tạo rừng tự nhiên, trồng rừng, chăm sóc rừng trồng, nuôi dưỡng rừng trồng;

- Xây dựng các hạng mục công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật cần thiết phục vụ bảo vệ và phát triển rừng.

Công trình lâm sinh từ tạo thành từ những hoạt động nào? Cơ quan có thẩm quyền thẩm định công trình lâm sinh sử dụng vốn đầu tư công?

Công trình lâm sinh từ tạo thành từ những hoạt động nào? Cơ quan có thẩm quyền thẩm định công trình lâm sinh sử dụng vốn đầu tư công? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh sử dụng vốn đầu tư công?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 58/2024/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh sử dụng vốn đầu tư công bao gồm:

(1) Đối với các dự án do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định đầu tư: Cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp được giao chủ trì thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh;

(2) Đối với các dự án do các bộ, ngành trung ương khác quyết định đầu tư: Cơ quan chuyên môn trực thuộc chủ trì thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh;

(3) Đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh;

(4) Đối với công trình lâm sinh thuộc dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư: Phòng chức năng cấp huyện hoặc cơ quan Kiểm lâm cấp huyện chủ trì thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh.

Thời hạn tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh sử dụng vốn đầu tư công là bao lâu?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 31 Nghị định 58/2024/NĐ-CP có quy định như sau:

Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh sử dụng vốn đầu tư công
...
2. Trình tự thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh:
a) Chủ đầu tư nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh) 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 30 Nghị định này đến cơ quan chủ trì thẩm định quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan chủ trì thẩm định kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trả giấy tiếp nhận hoặc không tiếp nhận ngay cho chủ đầu tư đối với trường hợp nộp trực tiếp; sau 02 ngày làm việc đối với các trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chủ trì thẩm định tổ chức thẩm định và có báo cáo kết quả thẩm định theo Mẫu số 15 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; thông báo kết quả thẩm định đến chủ đầu tư.
3. Cơ quan phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh:
Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế dự toán công trình lâm sinh sau khi có ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn được giao thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều này. Nội dung phê duyệt thiết kế dự toán công trình lâm sinh theo quy định tại Mẫu số 16 Phụ lục ban hành kèm theo nghị định này.

Như vậy, thời hạn tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh sử dụng vốn đầu tư công là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan chủ trì thẩm định tổ chức thẩm định và có báo cáo kết quả thẩm định; đồng thời thông báo kết quả thẩm định đến chủ đầu tư.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

207 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào