Công thức tính khoản thu trái pháp luật từ việc thao túng thị trường chứng khoán làm giá cổ phiếu giảm xuống sau đó mua vào?
Khoản thu trái pháp luật từ việc thao túng thị trường chứng khoán là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 117/2020/TT-BTC quy định như sau:
Nguyên tắc, phương pháp tính khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán, hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán
1. Khoản thu trái pháp luật theo quy định tại Điều 132 Luật Chứng khoán là số lợi mà tổ chức, cá nhân có được do thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán, hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán, sau khi trừ đi các khoản thuế, phí phải nộp. Các khoản thuế, phí phải nộp do công ty chứng khoán cung cấp và xác nhận.
...
Như vậy, theo quy định trên, có thể hiểu khoản thu trái pháp luật từ việc thao túng thị trường chứng khoán là số lợi mà tổ chức, cá nhân có được do thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
Công thức tính khoản thu trái pháp luật từ việc thao túng thị trường chứng khoán làm giá cổ phiếu giảm xuống sau đó mua vào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 117/2020/TT-BTC, công thức tính khoản thu trái pháp luật từ việc thao túng thị trường chứng khoán làm giá cổ phiếu giảm xuống sau đó mua vào được tính như sau:
Khoản thu trái pháp luật = (Giá bán bình quân - Giá mua bình quân) x (Khối lượng chứng khoán mua vào - Khối lượng chứng khoán giao dịch nội nhóm) - Các khoản thuế, phí phải nộp
Trong đó giá bán bình quân và giá mua bình quân được tính như sau:
+ Giá bán bình quân = (Giá trị chứng khoán bán ra - Giá trị chứng khoán giao dịch nội nhóm) /(Khối lượng chứng khoán bán ra – Khối lượng chứng khoán giao dịch nội nhóm)
+ Giá mua bình quân = (Giá trị chứng khoán mua vào - Giá trị chứng khoán giao dịch nội nhóm) /(Khối lượng chứng khoán mua vào - Khối lượng chứng khoán giao dịch nội nhóm)
Trường hợp trong thời kỳ thao túng thị trường chứng khoán có điều chỉnh về giá chứng khoán thì khoản thu trái pháp luật được tính như sau:
Khoản thu trái pháp luật = khoản thu trái pháp luật (trước thời điểm điều chỉnh về giá) + khoản thu trái pháp luật (sau khi điều chỉnh về giá).
Theo đó, khoản thu trái pháp luật trong từng giai đoạn được tính theo công thức trên.
Công thức tính khoản thu trái pháp luật từ việc thao túng thị trường chứng khoán làm giá cổ phiếu giảm xuống sau đó mua vào? (Hình từ Internet)
Dựa trên nguyên tắc nào để xác định khoản thu trái pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 117/2020/TT-BTC, dựa trên các nguyên tắc sau đây để xác định khoản thu trái pháp luật:
- Khoản thu trái pháp luật được xác định từ thời điểm bắt đầu thực hiện hành vi vi phạm đến thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
- Thời kỳ thao túng thị trường chứng khoán là giai đoạn người vi phạm thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán và được ghi nhận trong Biên bản vi phạm hành chính.
+ Thời kỳ sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán là giai đoạn người vi phạm thực hiện hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán được ghi nhận trong Biên bản vi phạm hành chính.
+ Số lượng tài khoản tham gia thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán hoặc sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán được xác định trong Biên bản vi phạm hành chính;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì xác định khoản thu trái pháp luật có được theo từng hành vi vi phạm;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm nhiều lần thì xác định khoản thu trái pháp luật có được theo từng lần vi phạm;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm đối với nhiều mã chứng khoán thì xác định khoản thu trái pháp luật theo từng mã chứng khoán;
- Trường hợp một tổ chức hoặc một cá nhân sử dụng nhiều tài khoản để thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán hoặc sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán thì khoản thu trái pháp luật được tính trên tổng giao dịch của các tài khoản sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm sau khi trừ giao dịch nội nhóm giữa các tài khoản (nếu có).
Giao dịch nội nhóm là giao dịch giữa các tài khoản mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các tài khoản trong nhóm.
- Trường hợp một nhóm tổ chức hoặc một nhóm cá nhân hoặc một nhóm tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán hoặc sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán thì khoản thu trái pháp luật được tính trên tổng giao dịch các tài khoản sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, sau khi trừ giao dịch nội nhóm giữa các tài khoản (nếu có);
Trường hợp không có cơ sở xác định được khoản thu trái pháp luật đối với từng tổ chức, cá nhân vi phạm thì khoản thu trái pháp luật được chia đều cho từng tổ chức, cá nhân vi phạm;
- Trên cơ sở biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi thao túng thị trường chứng khoán hoặc hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán. Trưởng đoàn thanh tra hoặc Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm tính và lập Báo cáo về việc tính khoản thu trái pháp luật để Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét, quyết định.
+ Trong trường hợp có khoản thu trái pháp luật từ hành vi thao túng thị trường chứng khoán hoặc hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thành lập Hội đồng tính khoán thu trái pháp luật.
+ Thành phần Hội đồng tính khoản thu trái pháp luật do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể tham vấn ý kiến của các chuyên gia từ Bộ Tài chính, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về chứng khoán, cơ quan công an và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.