Cộng tác viên là tổ chức được quy định thế nào? Kiểm toán nhà nước sử dụng cộng tác viên thực hiện các nhiệm vụ gì?

Cho tôi hỏi: Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước là tổ chức được quy định thế nào? Kiểm toán nhà nước sử dụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước là tổ chức thực hiện các nhiệm vụ gì? - câu hỏi của anh Quang (Bình Dương)

Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước là tổ chức được quy định thế nào?

Theo khoản 3 Điều 3 Quy chế sử dụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 08/2017/QĐ-KTNN quy định như sau:

3. Cộng tác viên là tổ chức gồm: Các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo trong nước và ngoài nước có tư cách pháp nhân, năng lực kinh nghiệm, chuyên sâu phù hợp với yêu cầu của hoạt động kiểm toán.

Theo quy định nêu trên thì cộng tác viên Kiểm toán nhà nước là tổ chức gồm: Các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo trong nước và ngoài nước có tư cách pháp nhân, năng lực kinh nghiệm, chuyên sâu phù hợp với yêu cầu của hoạt động kiểm toán.

cộng tác viên kiểm toán nhà nước

Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước là tổ chức được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Kiểm toán nhà nước sử dụng cộng tác viên là tổ chức thực hiện các nhiệm vụ gì?

Theo Điều 6 Quy chế sử dụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 08/2017/QĐ-KTNN quy định Kiểm toán nhà nước sử dụng cộng tác viên là tổ chức thực hiện các nhiệm vụ (nếu có nhu cầu) sau:

(1) Tư vấn về chuyên môn

- Tư vấn trong công tác chuẩn bị kiểm toán:

+ Thuyết trình về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý và những bất cập, hạn chế trong thực tế liên quan đến nội dung kiểm toán;

+ Khảo sát, thu thập thông tin;

+ Xác định trọng tâm, trọng yếu, rủi ro kiểm toán, nội dung và phương pháp kiểm toán;

+ Xây dựng các tiêu chí kiểm toán, ...;

- Tư vấn chuyên môn trong quá trình thực hiện kiểm toán, lập Báo cáo kiểm toán;

- Tư vấn chuyên môn trong việc xây dựng chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; xây dựng tài liệu hướng dẫn chuyên môn và phương pháp kiểm toán;

- Tư vấn chuyên môn trong quá trình kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và trả lời khiếu nại của đơn vị được kiểm toán.

(2) Tham gia công tác kiểm toán:

- Nghiên cứu tài liệu, hồ sơ kỹ thuật, chuyên môn trợ giúp cho công tác kiểm toán; dịch tài liệu kỹ thuật, chuyên môn;

- Thực hiện một số nội dung kiểm toán; sử dụng chuyên gia để trợ giúp kiểm toán viên nhà nước trong các trường hợp qui định tại Đoạn 6 và Đoạn 7 CMKTNN số 1620 - Sử dụng công việc của chuyên gia trong kiểm toán tài chính, Đoạn 49 CMKTNN số 300 - Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán hoạt động và Đoạn 44 CMKTNN số 400 - Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán tuân thủ;...

(3) Giám định chuyên môn:

- Kiểm định chất lượng công trình xây dựng, máy móc thiết bị;

- Thẩm định giá cả và xuất xứ máy móc, thiết bị;

- Giám định tài liệu chứng từ; kiểm kê;

- Định giá tài sản, doanh nghiệp;

- Đo đạc địa chính, địa hình, địa vật, diện tích, kích thước hình học;

- Khoan thí nghiệm xác định địa chất các lớp đất đá;

- Siêu âm để xác định chiều dài cọc khoan nhồi, cốt thép, chiều dày bảo vệ cốt thép trong các kết cấu;

- Kiểm tra các kết cấu chìm khuất bằng phương pháp phù hợp;

- Kiểm định chất lượng môi trường, quan trắc và phân tích thành phần môi trường;

- Các trường hợp khác cần sử dụng chuyên gia giám định chuyên môn theo qui định tại Đoạn 6 CMKTNN số 1620 - Sử dụng công việc của chuyên gia trong kiểm toán tài chính, Đoạn 49 CMKTNN số 300 - Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán hoạt động và Đoạn 44 CMKTNN số 400 - Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán tuân thủ;...

(4) Các nhiệm vụ khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.

Quyền hạn của cộng tác viên Kiểm toán nhà nước là tổ chức được quy định thế nào?

Theo khoản 1 Điều 11 Quy chế sử dụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 08/2017/QĐ-KTNN quy định như sau:

Quyền hạn và nghĩa vụ của cộng tác viên
1. Quyền hạn
a) Được quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ khi thực hiện các dịch vụ đã được ghi trong hợp đồng dịch vụ thực hiện nhiệm vụ;
b) Nhận đầy đủ, kịp thời phí dịch vụ từ Kiểm toán nhà nước theo các điều khoản cam kết tại hợp đồng đã ký giữa hai bên;
c) Đề nghị Kiểm toán nhà nước yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ được giao;
c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng.
...

Như vậy, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước là tổ chức có các quyền hạn như sau:

- Được quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ khi thực hiện các dịch vụ đã được ghi trong hợp đồng dịch vụ thực hiện nhiệm vụ;

- Nhận đầy đủ, kịp thời phí dịch vụ từ Kiểm toán nhà nước theo các điều khoản cam kết tại hợp đồng đã ký giữa hai bên;

- Đề nghị Kiểm toán nhà nước yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ được giao;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng.

Kiểm toán Nhà nước Tải về trọn bộ các văn bản Kiểm toán Nhà nước hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phòng Quản trị thuộc Văn phòng Kiểm toán nhà nước có những nhiệm vụ gì trong công tác quản lý cơ sở vật chất của Kiểm toán nhà nước?
Pháp luật
Thời gian tiếp nhận thông tin thông qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước? Nguyên tắc quản lý, sử dụng đường dây nóng?
Pháp luật
Xử lý thế nào khi thông tin tiếp nhận thông qua đường dây nóng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước?
Pháp luật
Tiếp nhận và xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo chế độ nào?
Pháp luật
Thông tin phản ánh qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước bắt buộc phải sử dụng bằng tiếng Việt?
Pháp luật
Số điện thoại đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước là gì? Điện thoại đường dây nóng hoạt động ngoài giờ hành chính như thế nào?
Pháp luật
Mẫu phiếu đề xuất xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước là gì? Nguyên tắc quản lý, sử dụng? Việc tiếp nhận và xử lý thông tin được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Nội dung cuộc gọi, tin nhắn qua số điện thoại đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước có bắt buộc phải ghi âm, lưu trữ?
Pháp luật
Tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm toán là gì? 22 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm toán Nhà nước
393 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm toán Nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm toán Nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào