Công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm đối với cấp tiểu học thực hiện những nhiệm vụ gì? Hình thức triển khai công tác này đối với cấp tiểu học như thế nào?
Công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm đối với cấp tiểu học thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT giải thích thì Công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong các cơ sở giáo dục là các hoạt động nhằm hỗ trợ người học phát hiện khả năng, năng khiếu của bản thân để định hướng học tập, phát triển chuyên môn, nghề nghiệp, việc làm phù hợp với năng lực, sở thích, sở trường, sức khỏe.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT quy định về Nhiệm vụ của công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm như sau:
Nhiệm vụ của công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm
1. Định hướng nghề nghiệp đối với cấp tiểu học
a) Giáo dục học sinh nhận biết công việc, nghề nghiệp, việc làm của cha mẹ, người thân, các nghề truyền thống ở địa phương và một số nghề nghiệp cơ bản.
b) Giáo dục học sinh hình thành các kỹ năng nhận thức, quản lý, khám phá bản thân, quản lý tài chính, kỹ năng giao tiếp.
c) Phát hiện, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu cho học sinh.
...
Như vậy, công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong các cơ sở giáo dục là các hoạt động nhằm hỗ trợ người học phát hiện khả năng, năng khiếu của bản thân để định hướng học tập, phát triển chuyên môn, nghề nghiệp, việc làm phù hợp với năng lực, sở thích, sở trường, sức khỏe.
Định hướng nghề nghiệp đối với cấp tiểu học như sau:
- Giáo dục học sinh nhận biết công việc, nghề nghiệp, việc làm của cha mẹ, người thân, các nghề truyền thống ở địa phương và một số nghề nghiệp cơ bản.
- Giáo dục học sinh hình thành các kỹ năng nhận thức, quản lý, khám phá bản thân, quản lý tài chính, kỹ năng giao tiếp.
- Phát hiện, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu cho học sinh.
Công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm đối với cấp tiểu học (Hình từ Internet)
Hình thức triển khai của công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm đối với cấp tiểu học như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT quy định về Hình thức triển khai của công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm như sau:
Hình thức triển khai của công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm
1. Đối với cấp tiểu học
a) Tích hợp, lồng ghép vào các môn học và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
b) Tổ chức cho học sinh tìm hiểu một số nghề nghiệp, việc làm phổ biến ở Việt Nam thông qua các học cụ, công cụ lao động, hình ảnh, video clip và các hoạt động sân khấu hóa phù hợp với tính chất vùng miền của từng địa phương.
c) Tạo môi trường, hỗ trợ học sinh nhận biết các nghề nghiệp, việc làm thông qua hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế tại cộng đồng, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các đối tác tối thiểu 01 lần/năm học bảo đảm phù hợp với điều kiện của nhà trường.
d) Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, rèn luyện kỹ năng cho học sinh thông qua quá trình học tập, các hoạt động câu lạc bộ, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động phối hợp với các đối tác.
...
Theo quy định trên, đối với cấp tiểu học, hình thức triển khai của công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm như sau:
- Tích hợp, lồng ghép vào các môn học và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu một số nghề nghiệp, việc làm phổ biến ở Việt Nam thông qua các học cụ, công cụ lao động, hình ảnh, video clip và các hoạt động sân khấu hóa phù hợp với tính chất vùng miền của từng địa phương.
- Tạo môi trường, hỗ trợ học sinh nhận biết các nghề nghiệp, việc làm thông qua hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế tại cộng đồng, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các đối tác tối thiểu 01 lần/năm học bảo đảm phù hợp với điều kiện của nhà trường.
- Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, rèn luyện kỹ năng cho học sinh thông qua quá trình học tập, các hoạt động câu lạc bộ, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động phối hợp với các đối tác.
Nội dung công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm đối với cấp tiểu học mang tính chất gì?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT quy định về Nguyên tắc thực hiện như sau:
Nguyên tắc thực hiện
1. Việc áp dụng Thông tư này bảo đảm phù hợp với nhận thức, trình độ và đáp ứng nhu cầu của người học đối với từng cấp học, trình độ đào tạo.
a) Đối với cấp tiểu học: Nội dung mang tính nhận biết.
b) Đối với cấp trung học cơ sở: Nội dung mang tính trải nghiệm.
c) Đối với cấp trung học phổ thông: Nội dung mang tính thực hành và định hướng về nghề nghiệp.
d) Đối với trình độ đào tạo đại học, cao đẳng sư phạm: Nội dung tập trung vào phát triển nghề nghiệp, việc làm.
2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, huấn luyện khởi nghiệp được quy định tại Thông tư này phù hợp với chương trình giáo dục, đào tạo và không làm thay đổi khung thời gian năm học của các cơ sở giáo dục.
3. Khuyến khích xã hội hóa trong công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục theo đúng quy định của pháp luật.
Theo đó, đối với cấp tiểu học, nội dung công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm mang tính nhận biết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.