Công tác thi công cầu treo dân sinh phải đáp ứng các yêu cầu chung nào? Công tác bảo quản cáp được thực hiện như thế nào?

Tôi có câu hỏi là công tác thi công cầu treo dân sinh phải đáp ứng các yêu cầu chung nào? Công tác bảo quản cáp của cầu treo dân sinh được thực hiện như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.T đến từ Đồng Nai.

Công tác thi công cầu treo dân sinh phải đáp ứng các yêu cầu chung nào?

Công tác thi công cầu treo dân sinh phải đáp ứng các yêu cầu chung được quy định tại Điều 19 Thông tư 11/2014/TT-BGTVT như sau:

Yêu cầu chung
Công tác thi công cầu treo dân sinh ngoài việc phải tuân thủ quy định từ Điều 20 đến Điều 26 của Thông tư này thì còn phải tuân theo các Tiêu chuẩn được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này và các Tiêu chuẩn hiện hành khác có liên quan về thi công cầu.

Như vậy, theo quy định trên thì công tác thi công cầu treo dân sinh ngoài việc phải tuân thủ quy định từ Điều 20 đến Điều 26 của Thông tư 11/2014/TT-BGTVT thì còn phải tuân theo các Tiêu chuẩn được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này và các Tiêu chuẩn hiện hành khác có liên quan về thi công cầu.

Cầu treo dân sinh

Cầu treo dân sinh (Hình từ Internet)

Công tác bảo quản cáp của cầu treo dân sinh được thực hiện như thế nào?

Công tác bảo quản cáp của cầu treo dân sinh được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Thông tư 11/2014/TT-BGTVT như sau:

Thi công rải cáp chủ và căng cáp
3. Các yêu cầu về điều chỉnh độ võng của cáp chủ
a) Yêu cầu chung
Chỉ tiến hành điều chỉnh độ võng khi nhiệt độ ổn định.
Khi cáp chủ gồm nhiều tao cáp thì phải điều chỉnh 1 cáp trước tiên làm tao cáp chuẩn. Cao trình tuyệt đối tính toán của tao cáp chuẩn được xác định ứng với nhiệt độ môi trường và nhiệt độ cáp là 25°C. Tại thời điểm đo đạc điều chỉnh độ võng, cao trình tuyệt đối của tao cáp chuẩn sẽ được tính toán lại dựa trên nhiệt độ môi trường và nhiệt độ cáp thực tế.
Nếu cầu chỉ có 1 tao cáp chủ thì coi đó là tao cáp chuẩn để điều chỉnh.
b) Yêu cầu kỹ thuật về cao độ khi điều chỉnh độ võng tao cáp
Chênh lệch cao độ 2 tao cáp chuẩn ở thượng và hạ lưu là ±10 mm. Đối với các tao cáp khác (so với tao cáp chuẩn) các giá trị sẽ là -5 mm và +10 mm.
c) Lắp đặt kẹp cáp (má ôm cáp) và cáp treo
Trước khi lắp đặt kẹp cáp, phải xác định vị trí cụ thể của mỗi kẹp cáp trên bó cáp chủ và phải ghi số đánh dấu. Phải làm sạch các vết dầu và bụi trên bề mặt bó cáp chủ, cũng như sơn chúng bằng sơn chống rỉ.
Trong quá trình vận chuyển và lắp đặt, phải bảo vệ kẹp cáp và hỏng hóc.
Phương pháp lắp đặt kẹp cáp sẽ được cụ thể hóa trong quy trình công nghệ của nhà thầu dựa trên các thiết bị lắp đặt và kinh nghiệm sẵn có.
Khi kẹp cáp đã được định vị chính xác trên cáp chủ, tiến hành xiết bu lông kẹp cáp. Việc xiết bu lông trên kẹp cáp sẽ được thực hiện theo 3 giai đoạn. Ngay sau khi lắp đặt kẹp cáp, tiến hành xuyên bu lông và xiết chặt giai đoạn 1 mỗi bu lông bằng lực xiết tương ứng đã quy định trong thiết kế.
Khi treo lắp dầm chủ xiết bu lông giai đoạn 2 và sau khi thi công bản mặt cầu, bảo vệ cáp xong, tiến hành xiết lại toàn bộ bu lông giai đoạn 3 để đạt lực xiết thiết kế. Để kiểm tra được lực của bu lông khi xiết, thiết bị xiết bu lông phải có chức năng tính đổi mô men xiết thành lực kéo trong bu lông.
4. Công tác bảo quản cáp
a) Công tác bảo quản phải được thực hiện chu đáo đảm bảo cho cáp và các phụ kiện không bị bẩn. hư hỏng trong quá trình vận chuyển, lắp đặt.
b) Cáp chính sau khi lắp dựng phải làm sạch toàn bộ bụi, vết dầu và nước trên bề mặt và phải được bọc lại tạm thời cho đến khi bọc và sơn phủ chống gỉ chính thức.
c) Việc cuộn các tao cáp chủ và cáp treo thành từng cuộn (ru lô) để vận chuyển từ nhà máy đến công trường phải đảm bảo không gây hư hỏng sợi thép và tao cáp.

Như vậy, theo quy định trên thì công tác bảo quản cáp của cầu treo dân sinh được thực hiện chu đáo đảm bảo cho cáp và các phụ kiện không bị bẩn. hư hỏng trong quá trình vận chuyển, lắp đặt.

Cáp chính sau khi lắp dựng phải làm sạch toàn bộ bụi, vết dầu và nước trên bề mặt và phải được bọc lại tạm thời cho đến khi bọc và sơn phủ chống gỉ chính thức.

Việc cuộn các tao cáp chủ và cáp treo thành từng cuộn (ru lô) để vận chuyển từ nhà máy đến công trường phải đảm bảo không gây hư hỏng sợi thép và tao cáp.

Việc thi công dây treo của cầu treo dân sinh được quy định như thế nào?

Việc thi công dây treo của cầu treo dân sinh được quy định theo quy định tại Điều 24 Thông tư 11/2014/TT-BGTVT như sau:

Thi công dây treo
Các dây treo thường được đặt trên giá, rồi dùng thuyền (phao) chuyển đến vị trí lắp đặt. Từ kẹp cáp có thể thòng các dây, xuyên qua đường thi công để kéo dây treo lên, lưu ý thi công phải đối xứng.

Như vậy, theo quy định trên thì các dây treo thường được đặt trên giá, rồi dùng thuyền (phao) chuyển đến vị trí lắp đặt.

Từ kẹp cáp có thể thòng các dây, xuyên qua đường thi công để kéo dây treo lên, lưu ý thi công phải đối xứng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

951 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào