Công tác thẩm định năng lực của tổ chức điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ được thực hiện thông qua phương pháp nào?
- Công tác thẩm định năng lực của tổ chức điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ được thực hiện thông qua phương pháp nào?
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá tính pháp lý trên hồ sơ của tổ chức điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ bao gồm các nội dung nào?
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá thực tế đối với tổ chức điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ bao gồm các nội dung nào?
Công tác thẩm định năng lực của tổ chức điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ được thực hiện thông qua phương pháp nào?
Công tác thẩm định năng lực của tổ chức điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ được thực hiện thông qua phương pháp nào? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 129/2021/TT-BQP quy định về phương pháp thẩm định như sau:
Phương pháp thẩm định
1. Phương pháp thẩm định năng lực của tổ chức gồm: Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý trên hồ sơ và kiểm tra, đánh giá thực tế.
...
Theo đó, công tác thẩm định năng lực của tổ chức điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ được thực hiện thông qua 02 phương pháp, bao gồm:
- Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý trên hồ sơ;
- Kiểm tra, đánh giá thực tế.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá tính pháp lý trên hồ sơ của tổ chức điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ bao gồm các nội dung nào?
Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 129/2021/TT-BQP quy định về phương pháp thẩm định như sau:
Phương pháp thẩm định
...
2. Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý trên hồ sơ gồm các nội dung sau
a) Cơ cấu tổ chức, lực lượng, trang bị;
b) Bằng cấp (chứng chỉ đào tạo), kinh nghiệm thực tế của đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên chuyên môn của tổ chức đó theo yêu cầu, tiêu chuẩn về tổ chức và kỹ thuật viên ĐT,KS, RPBM được các cơ quan có thẩm quyền công nhận;
c) Kinh nghiệm hoạt động, năng lực xây dựng kế hoạch, quản lý dự án;
d) Hệ thống quản lý chất lượng nội bộ;
đ) Công tác đảm bảo hậu cần, bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị;
e) Tình hình hoạt động tài chính;
g) Hệ thống quản lý dữ liệu, khả năng khai thác, quản lý, chia sẻ thông tin và lập bản đồ theo quy định tại TCVN 10299-10:2014;
h) Công tác đào tạo bổ sung nguồn nhân lực, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch phát triển kỹ năng nhân viên phù hợp;
i) Công tác đảm bảo an toàn và chăm sóc y tế cho cán bộ và nhân viên;
k) Kinh nghiệm và khả năng phối hợp với các bên liên quan trong ĐT, KS, RPBM;
l) Chế độ, chính sách bảo hiểm cho nhân viên RPBM và các bên liên quan.
...
Theo đó, phương pháp kiểm tra, đánh giá tính pháp lý trên hồ sơ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ bao gồm các nội dung sau đây:
- Cơ cấu tổ chức, lực lượng, trang bị;
- Bằng cấp (chứng chỉ đào tạo), kinh nghiệm thực tế của đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên chuyên môn của tổ chức đó theo yêu cầu, tiêu chuẩn về tổ chức và kỹ thuật viên điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ được các cơ quan có thẩm quyền công nhận;
- Kinh nghiệm hoạt động, năng lực xây dựng kế hoạch, quản lý dự án;
- Hệ thống quản lý chất lượng nội bộ;
- Công tác đảm bảo hậu cần, bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị;
- Tình hình hoạt động tài chính;
- Hệ thống quản lý dữ liệu, khả năng khai thác, quản lý, chia sẻ thông tin và lập bản đồ theo quy định tại TCVN 10299-10:2014;
- Công tác đào tạo bổ sung nguồn nhân lực, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch phát triển kỹ năng nhân viên phù hợp;
- Công tác đảm bảo an toàn và chăm sóc y tế cho cán bộ và nhân viên;
- Kinh nghiệm và khả năng phối hợp với các bên liên quan trong điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;
- Chế độ, chính sách bảo hiểm cho nhân viên rà phá bom mìn vật nổ và các bên liên quan.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá thực tế đối với tổ chức điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ bao gồm các nội dung nào?
Theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 129/2021/TT-BQP quy định về phương pháp thẩm định như sau:
Phương pháp thẩm định
...
3. Kiểm tra, đánh giá thực tế
a) Kiểm tra tất cả các cơ sở quản lý, hậu cần và hành chính, cơ sở vật chất như kho tàng, bãi tập kết, trang thiết bị, thiết bị y tế và các khu vực bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị và cơ sở đào tạo;
b) Kiểm tra số lượng và chất lượng tất cả trang thiết bị chuyên dùng và trang thiết bị hỗ trợ cho việc thực hiện hoạt động RPBM;
c) Kiểm tra, đánh giá các trang thiết bị phục vụ đào tạo và công tác QLTT;
d) Kiểm tra kỹ năng hành động thực tế của cán bộ, nhân viên theo chức trách và theo chuyên môn kỹ thuật được đào tạo;
đ) Kiểm tra hệ thống quản lý dữ liệu, quản lý chất lượng;
e) Kiểm tra năng lực hoạt động thực tế triển khai thí điểm RPBM tại thực địa của tất cả cán bộ, nhân viên thực hiện nhiệm vụ RPBM.
Theo đó, phương pháp kiểm tra, đánh giá thực tế đối với tổ chức điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ bao gồm các nội dung như sau:
- Kiểm tra tất cả các cơ sở quản lý, hậu cần và hành chính, cơ sở vật chất như kho tàng, bãi tập kết, trang thiết bị, thiết bị y tế và các khu vực bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị và cơ sở đào tạo;
- Kiểm tra số lượng và chất lượng tất cả trang thiết bị chuyên dùng và trang thiết bị hỗ trợ cho việc thực hiện hoạt động rà phá bom mìn vật nổ;
- Kiểm tra, đánh giá các trang thiết bị phục vụ đào tạo và công tác quản lý thông tin;
- Kiểm tra kỹ năng hành động thực tế của cán bộ, nhân viên theo chức trách và theo chuyên môn kỹ thuật được đào tạo;
- Kiểm tra hệ thống quản lý dữ liệu, quản lý chất lượng;
- Kiểm tra năng lực hoạt động thực tế triển khai thí điểm rà phá bom mìn vật nổ tại thực địa của tất cả cán bộ, nhân viên thực hiện nhiệm vụ rà phá bom mìn vật nổ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.