Công tác quy hoạch cán bộ trong hệ thống chính trị cần thực hiện theo nguyên tắc nào? Chức danh cán bộ Đảng có thuộc nhóm chức danh được tiến hành quy hoạch cán bộ hay không?

Ban biên tập cho tôi hỏi: Công tác quy hoạch cán bộ trong hệ thống chính trị cần thực hiện theo nguyên tắc nào? Chức danh cán bộ Đảng có thuộc nhóm chức danh được tiến hành quy hoạch cán bộ hay không? Trong trường hợp đã tiến hành quy hoạch, hiệu lực quy hoạch được tính từ thời điểm nào? - Câu hỏi của anh Đình Hiếu (Hà Nội)

Công tác quy hoạch cán bộ trong hệ thống chính trị cần thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 2 Quy định 50-QĐ-TW năm 2021, các nguyên tắc được quy định để tiến hành công tác quy hoạch cán bộ bao gồm:

Nguyên tắc
1. Bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, liên thông, công khai, minh bạch trong công tác quy hoạch cán bộ.
2. Đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền trên cơ sở nêu cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, người đứng đầu, đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát trong công tác quy hoạch cán bộ.
3. Coi trọng chất lượng, bảo đảm cân đối, hài hòa, hợp lý, liên thông giữa các khâu trong công tác cán bộ; giữa quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng; giữa đánh giá với quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ; giữa cán bộ quy hoạch với cán bộ đương nhiệm; giữa nguồn cán bộ ở Trung ương với địa phương, địa bàn và lĩnh vực công tác; giữa nguồn cán bộ tại chỗ với nguồn cán bộ từ nơi khác. Phấn đấu quy hoạch theo cơ cấu ba độ tuổi, tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn, lĩnh vực công tác.
4. Quy hoạch cấp ủy các cấp phải gắn với quy hoạch lãnh đạo, quản lý; lấy quy hoạch các chức danh cấp ủy làm cơ sở để quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý; quy hoạch cấp dưới làm cơ sở cho quy hoạch cấp trên; gắn kết chặt chẽ quy hoạch cán bộ của các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị với quy hoạch cán bộ cấp chiến lược.
5. Chỉ quy hoạch chức danh cao hơn, mỗi chức danh lãnh đạo, quản lý quy hoạch không quá ba cán bộ, một cán bộ quy hoạch không quá ba chức danh ở cùng cấp. Không thực hiện quy hoạch đồng thời với việc đề xuất bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.

Công tác quy hoạch cán bộ trong hệ thống chính trị cần thực hiện theo nguyên tắc nào?

Công tác quy hoạch cán bộ trong hệ thống chính trị cần thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Chức danh cán bộ Đảng có thuộc nhóm chức danh được tiến hành quy hoạch cán bộ hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy định 50-QĐ-TW năm 2021, công tác quy hoạch cán bộ áp dụng với các chức danh sau:

Chức danh, đối tượng, nhiệm kỳ, hiệu lực quy hoạch
1. Chức danh quy hoạch:
Các chức danh cấp ủy, lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, bao gồm:
- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và chức danh phải lấy ý kiến thẩm định của các ban, cơ quan đảng ở Trung ương.
- Các chức danh thuộc diện các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý.

Theo đó, các chức danh cấp ủy, lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, trong đó bao gồm các chức danh thuộc diện các cấp tổ chức đảng thuộc chức danh của công tác quy hoạch cán bộ.

Do đó, nếu chức danh cán bộ mà bạn đang đề cập đến thuộc tổ chức đảng thì sẽ thuộc nhóm chức danh trong công tác quy hoạch cán bộ.

Đồng thời, khoản 2 Điều này quy định các đối tượng áp dụng công tác quy hoạch cán bộ như sau:

Đối tượng quy hoạch:
Đối tượng quy hoạch cấp ủy, lãnh đạo, quản lý gồm 2 đối tượng, cụ thể:
- Đối tượng 1, đối tượng 2 của các chức danh diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và các chức danh ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương thực hiện theo Phụ lục 1A, 1B.
- Đối tượng 1 và đối tượng 2 của các chức danh khác theo phân cấp quản lý cán bộ, các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương căn cứ vào Phụ lục 1A, 1B để xác định cụ thể đối tượng của các chức danh quy hoạch theo quy định.

Kết quả quy hoạch cán bộ có hiệu lực kể từ thời điểm nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 4 Quy định 50-QĐ-TW năm 2021 quy định về hiệu lực quy hoạch như sau:

Chức danh, đối tượng, nhiệm kỳ, hiệu lực quy hoạch
...
4. Hiệu lực quy hoạch:
- Quy hoạch cán bộ có hiệu lực từ ngày cấp có thẩm quyền ký, ban hành quyết định phê duyệt. Quy hoạch hết hiệu lực khi cán bộ được bổ nhiệm vào chức danh quy hoạch hoặc đưa ra khỏi quy hoạch hoặc kết thúc nhiệm kỳ theo quy định của chức danh quy hoạch.

Như vậy, kết quả quy hoạch cán bộ có hiệu lực từ ngày cấp có thẩm quyền ký, ban hành quyết định phê duyệt.

Quy hoạch hết hiệu lực khi cán bộ được bổ nhiệm vào chức danh quy hoạch hoặc đưa ra khỏi quy hoạch hoặc kết thúc nhiệm kỳ theo quy định của chức danh quy hoạch.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,768 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào