Công tác phối hợp liên ngành về phòng chống bạo lực gia đình theo nguyên tắc nào? Công tác phối hợp liên ngành về phòng ngừa bạo lực gia đình gồm những nội dung gì?
Công tác phối hợp liên ngành về phòng chống bạo lực gia đình theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình ban hành theo Quyết định 21/2016/QĐ-TTg năm 2016, có quy định về nguyên tắc phối hợp như sau:
Nguyên tắc phối hợp
1. Công tác phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm chủ động, hiệu quả trong các hoạt động phối hợp liên ngành.
3. Đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phối hợp liên ngành.
Như vậy, theo quy định trên thì công tác phối hợp liên ngành về phòng chống bạo lực gia đình theo nguyên tắc sau:
- Công tác phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm chủ động, hiệu quả trong các hoạt động phối hợp liên ngành.
- Đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phối hợp liên ngành.
Công tác phối hợp liên ngành về phòng chống bạo lực gia đình theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Công tác phối hợp liên ngành về phòng ngừa bạo lực gia đình gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình ban hành theo Quyết định 21/2016/QĐ-TTg năm 2016, có quy định về nội dung phối hợp như sau:
Nội dung phối hợp
1. Phòng ngừa bạo lực gia đình:
a) Thông tin, truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Tư vấn, hòa giải về phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Phát triển các mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình:
a) Phát hiện sớm vụ việc bạo lực gia đình;
b) Tiếp nhận, bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Thống kê, báo cáo số liệu về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Thanh tra, kiểm tra về phòng, chống bạo lực gia đình.
Như vậy, theo quy định trên thì công tác phối hợp liên ngành về phòng ngừa bạo lực gia đình gồm những nội dung sau:
- Thông tin, truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Tư vấn, hòa giải về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Phát triển các mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình.
Công tác phối hợp trong truyền thông về phòng chống bạo lực gia đình được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình ban hành theo Quyết định 21/2016/QĐ-TTg năm 2016, có quy định về phối hợp phòng ngừa bạo lực gia đình như sau:
Phối hợp phòng ngừa bạo lực gia đình
…
2. Phối hợp trong truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình:
a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cung cấp nội dung, ấn phẩm truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình cho Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương;
b) Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí thực hiện tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam phối hợp thực hiện truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình;
d) Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình;
đ) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành liên quan.
…
Như vậy, theo quy định trên thì công tác phối hợp trong truyền thông về phòng chống bạo lực gia đình được quy định như sau:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cung cấp nội dung, ấn phẩm truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình cho Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương;
- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí thực hiện tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam phối hợp thực hiện truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.