Công tác lấy mẫu, nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép các công trình xây dựng tại tỉnh Bến tre được thực hiện thế nào?

Công tác lấy mẫu, nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép các công trình xây dựng tại tỉnh Bến tre được thực hiện thế nào? Thẩm quyền quản lý thanh tra, kiểm tra công tác lấy mẫu kết cấu, nghiệm thu được quy định ra sao? Câu hỏi của anh Tân (Bến Tre).

Công tác lấy mẫu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép các công trình xây dựng tại tỉnh Bến tre được thực hiện thế nào?

Căn cứ Mục 1 Công văn 266/SXD-XD năm 2013 quy định công tác lấy mẫu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép các công trình xây dựng tại tỉnh Bến tre được thực hiện như sau:

Về quy trình lấy mẫu và ra kết quả thí nghiệm được thực hiện như sau:

- Giám sát thi công của chủ đầu tư và kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng cùng có mặt tại hiện trường để lấy mẫu vật liệu xây dựng; đóng gói và niêm phong, đưa đến phòng thí nghiệm để xác định chỉ tiêu, cơ lý của vật liệu trước khi đưa vào xây dựng công trình. Công tác lấy mẫu phải lập thành biên bản tại hiện trường (nội dung biên bản tham khảo phụ lục 1, 2 kèm theo công văn này).

- Đối với kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, trong quá trình thi công, giám sát thi công của chủ đầu tư và kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình phải lấy mẫu bê tông tại hiện trường, giám sát thi công của chủ đầu tư và kỹ thuật thi công của nhà thầu lập biên bản và ký xác nhận trên tem và dán lên mẫu ngay sau khi đúc mẫu bê tông.

- Tiêu chuẩn lấy mẫu: đề nghị thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 3105:1993: Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.

- Các mẫu bê tông được lấy tại nơi đổ bê tông và được bảo dưỡng ẩm theo tiêu chuẩn TCVN 3105:1993; Các mẫu thí nghiệm được lấy theo từng tổ, mỗi tổ mẫu gồm 3 viên mẫu được lấy cùng một lúc và ở cùng một chỗ theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 3105:1993. Kích thước viên mẫu chuẩn là 150mm x 150mm x 150mm. Số lượng tổ mẫu theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 4453:1995: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu, cụ thể như sau:

+ Đối với bê tông khối lớn: cứ 500m3 bê tông lấy 1 tổ mẫu khi khối lượng bê tông trong một khối đổ lớn hơn 1000m3, cứ 250m3 lấy 1 tổ mẫu khi khối lượng bê tông trong một khối đổ ít dưới 1000m3.

+ Đối với các móng lớn: cứ 100m3 bê tông lấy 1 tổ mẫu, nhưng không ít hơn 1 tổ mẫu cho một khối móng.

+ Đối với bê tông móng bệ máy có khối đổ lớn hơn 50m3: cứ 50m3 bê tông lấy 1 tổ mẫu, nhưng vẫn lấy 1 tổ mẫu khi khối lượng ít hơn 50m3.

+ Đối với khung và các kết cấu móng (cột, dầm, bản, vòm...): cứ 20m3 bê tông lấy 1 tổ mẫu, nhưng vẫn lấy 1 tổ mẫu nếu khối lượng ít hơn 20m3.

+ Đối với bê tông nền, mặt đường (đường ô tô, đường nội bộ...): cứ 200m3 bê tông lấy 1 tổ mẫu, nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn 200m3 vẫn phải lấy 1 tổ mẫu.

+ Để kiểm tra tính chống thấm nước của bê tông, cứ 500m3 bê tông lấy 1 tổ mẫu, nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn 500m3 vẫn phải lấy 1 tổ mẫu.

- Phải thực hiện lưu giữ và bảo quản mẫu thử trước và sau khi thí nghiệm theo yêu cầu của mỗi phương pháp thử.

- Phiếu kết quả thí nghiệm phải có các thông tin và nội dung cơ bản sau:

+ Tên cơ sở quản lý phòng thí nghiệm;

+ Tên và địa chỉ phòng thí nghiệm, mã số LAS-XD (ghi theo quyết định công nhận);

+ Số hợp đồng kinh tế hoặc văn bản yêu cầu của đơn vị yêu cầu thí nghiệm;

+ Tên dự án/công trình/hạng mục công trình được khảo sát, lấy mẫu, thí nghiệm. Đối với các thí nghiệm phục vụ nghiên cứu/tự kiểm tra chất lượng của nhà sản xuất thì ghi rõ mục đích thí nghiệm;

+ Tên cán bộ giám sát của chủ đầu tư trong quá trình lấy mẫu, thí nghiệm;

+ Loại mẫu thí nghiệm;

+ Tiêu chuẩn và thiết bị thí nghiệm;

+ Kết quả thí nghiệm;

+ Thời gian lập phiếu kết quả thí nghiệm;

+ Chữ ký của: nhân viên thí nghiệm và trưởng phòng thí nghiệm;

+ Chữ ký của người có thẩm quyền và dấu pháp nhân của cơ sở quản lý phòng thí nghiệm.

- Hồ sơ ghi chép kết quả trong quá trình thí nghiệm, phiếu nhận mẫu và phiếu kết quả thí nghiệm phải được bảo quản và lưu giữ ít nhất là 5 năm.

- Yêu cầu phải có hợp đồng của đơn vị yêu cầu thí nghiệm và cơ sở quản lý phòng thí nghiệm trước khi tiến hành tổ chức thực hiện theo quy trình. Các kết quả thí nghiệm phải gửi cho đơn vị yêu cầu thí nghiệm và thông báo kết quả đó đến Sở Xây dựng, chủ đầu tư, đơn vị quản lý dự án, tư vấn giám sát để theo dõi quản lý (kể cả kết quả đạt hay không đạt so với hồ sơ thiết kế).

Công tác lấy mẫu, nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép các công trình xây dựng tại tỉnh Bến tre được thực hiện thế nào?

Công tác lấy mẫu, nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép các công trình xây dựng tại tỉnh Bến tre được thực hiện thế nào? (hình từ Internet)

Công tác nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép các công trình xây dựng tại tỉnh Bến Tre tiến hành ra sao?

Việc nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép các công trình xây dựng tại tỉnh Bến tre tiến hành theo quy định tại Mục 2 Công văn 266/SXD-XD năm 2013 cụ thể như sau:

(1) Công tác nghiệm thu được tiến hành tại hiện trường và phải có đầy đủ các hồ sơ sau:

- Chất lượng công tác cốt thép (biên bản nghiệm thu trước lúc đổ bê tông);

- Chất lượng bê tông (thông qua kết quả thử mẫu và quan sát bằng mắt tại hiện trường);

- Kích thước, hình dáng, vị trí của kết cấu, các chi tiết đặt sẵn, khe co giãn so với thiết kế;

- Bản vẽ hoàn công của từng loại kết cấu;

- Các bản vẽ cho phép thay đổi các chi tiết và các bộ phận trong thiết kế;

- Các kết quả kiểm tra cường độ bê tông trên các mẫu thử và các kết quả kiểm tra chất lượng các loại vật liệu khác nếu có;

- Các biên bản nghiệm thu cốt thép, cốp pha trước khi đổ bê tông;

- Các biên bản nghiệm thu nền móng;

- Các biên bản nghiệm thu trung gian của các bộ phận kết cấu;

- Sổ nhật ký thi công.

(2) Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản giữa giám sát thi công của chủ đầu tư và phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công. Biên bản phải có kết luận chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, trường hợp không chấp nhận nghiệm thu phải ghi cụ thể trong biên bản:

- Những công việc cần làm lại;

- Những sai sót, hư hỏng cần sửa lại;

- Thời gian làm lại, sửa lại;

- Ngày nghiệm thu lại.

Thẩm quyền quản lý thanh tra, kiểm tra công tác lấy mẫu kết cấu, nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép các công trình xây dựng tại tỉnh Bến Tre thuộc về cơ quan nào?

Căn cứ Mục 3 Công văn 266/SXD-XD năm 2013 có quy định:

Chánh thanh tra chuyên ngành xây dựng chủ trì phối hợp Chánh thanh tra các Sở, thanh tra Ủy ban nhân dân huyện có đầu tư xây dựng công trình tổ chức thanh tra, kiểm tra theo các nội dung quy định hiện hành và nội dung Công văn 266/SXD-XD năm 2013.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
5,946 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào