Công tác kiểm tra hoạt động Thừa phát lại sẽ do các cơ quan nhà nước nào thực hiện? Cần tuân thủ những nguyên tắc gì khi thực hiện kiểm tra?
Việc kiểm tra hoạt động Thừa phát lại phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 34 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về nguyên tắc kiểm tra họa động Thừa phát lại như sau:
Nguyên tắc kiểm tra tổ chức và hoạt động Thừa phát lại
1. Công khai, khách quan, minh bạch; đúng kế hoạch, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất.
2. Bảo đảm tính bảo mật trong hành nghề Thừa phát lại theo quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
3. Tuân thủ quy định khác của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP , Thông tư này và pháp luật có liên quan.
Như vậy, việc kiểm tra hoạt động Thừa phát lại cần phải tuân thủ những nguyên tắc theo quy định pháp luật nêu trên.
Công tác kiểm tra hoạt động Thừa phát lại sẽ do các cơ quan nhà nước nào thực hiện? Cần tuân thủ những nguyên tắc gì khi thực hiện kiểm tra? (Hình từ Interenet)
Công tác kiểm tra hoạt động Thừa phát lại sẽ do các cơ quan nhà nước nào thực hiện?
Căn cứ Điều 33 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc kiểm tra tổ chức và hoạt động Thừa phát lại như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc kiểm tra tổ chức và hoạt động Thừa phát lại
1. Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện việc kiểm tra về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại theo thẩm quyền.
2. Cục Bổ trợ tư pháp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện kiểm tra về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại trong phạm vi toàn quốc. Căn cứ tình hình thực tế, Cục Bổ trợ tư pháp lập kế hoạch kiểm tra tổ chức và hoạt động Thừa phát lại, trong đó xác định rõ danh sách đối tượng kiểm tra, thời gian, nội dung kiểm tra và thông báo bằng văn bản cho đối tượng kiểm tra chậm nhất là 15 ngày trước khi tiến hành kiểm tra.
Cục Bổ trợ tư pháp thực hiện kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
3. Căn cứ tình hình thực tế, Sở Tư pháp lập kế hoạch kiểm tra tổ chức và hoạt động Thừa phát lại tại địa phương, trong đó xác định rõ danh sách đối tượng kiểm tra, thời gian, nội dung kiểm tra và thông báo bằng văn bản cho đối tượng kiểm tra chậm nhất là 15 ngày trước khi tiến hành kiểm tra.
Sở Tư pháp thực hiện kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp hoặc trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra đột xuất theo yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều này, Sở Tư pháp gửi báo cáo kết quả kiểm tra cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp.
Theo quy định trên thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hoạt động Thừa phát lại gồm Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đối với Bộ Tư pháp thì Cục Bổ trợ tư pháp sẽ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện kiểm tra về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại trong phạm vi toàn quốc.
Việc kiểm tra hoạt động Thừa phát lại đối với văn phòng Thừa phát lại được dựa trên những nội dung nào?
Căn cứ Điều 35 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về nội dung kiểm tra hoạt động Thừa phát lại như sau:
Nội dung kiểm tra
1. Đối với Văn phòng Thừa phát lại, việc kiểm tra tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thực hiện quy định của pháp luật về đăng ký hoạt động; đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại;
b) Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo thỏa thuận và quy định của pháp luật;
c) Báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất; lập, quản lý, sử dụng sổ và lưu trữ các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP , Thông tư này và pháp luật có liên quan;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, kế toán, thống kê và pháp luật có liên quan;
đ) Thực hiện các quy định khác của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và Thông tư này.
2. Đối với Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, việc kiểm tra tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thực hiện quy định của pháp luật về cấp, cấp lại, thu hồi giấy đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại; đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại;
b) Báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất; lập, quản lý, sử dụng sổ sách và lưu trữ giấy tờ, hồ sơ, tài liệu;
c) Thực hiện các quy định khác của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và Thông tư này.
Như vậy, đối với Văn phòng Thừa phát lại, việc kiểm tra tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Thực hiện quy định của pháp luật về đăng ký hoạt động; đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại;
(2) Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo thỏa thuận và quy định của pháp luật;
(3) Báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất; lập, quản lý, sử dụng sổ và lưu trữ các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật
(4) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, kế toán, thống kê và pháp luật có liên quan;
(5) Thực hiện các quy định khác của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và Thông tư 05/2020/TT-BTP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.