Công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa cần đảm bảo những yêu cầu gì? Hồ sơ khảo sát luồng đường thủy nội địa do cơ quan nào bảo quản?
Công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa cần đảm bảo những yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 36/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Yêu cầu và nội dung công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa
1. Yêu cầu chung công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa
a) Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát phải được lập phù hợp với loại, cấp kỹ thuật hiện trạng của luồng đường thủy nội địa, loại hình khảo sát;
b) Phương án kỹ thuật khảo sát đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng;
c) Công tác khảo sát tuân thủ nhiệm vụ, phương án kỹ thuật khảo sát, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát được duyệt và được kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo quy định;
d) Bình đồ khảo sát trên hệ tọa độ quốc gia VN2000, kinh tuyến trục địa phương và hệ tọa độ quốc gia VN2000, kinh tuyến trục quốc gia;
đ) Khảo sát định kỳ: bình đồ thể hiện tọa độ, cao độ đáy luồng đường thủy nội địa, phạm vi luồng, tim luồng và hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa, lý trình và hệ thống báo hiệu trên luồng (nếu có); cao độ mực nước tại thời điểm đo; các thông tin về địa hình, địa giới hành chính, địa danh, lý trình, công trình trên đường thủy nội địa;
e) Đối với khảo sát đột xuất: bình đồ khảo sát thể hiện tọa độ, cao độ trong phạm vi khảo sát, tim luồng, lý trình và các thông tin có liên quan thuộc phạm vi khảo sát; cao độ mực nước tại thời điểm đo;
g) Đối với khảo sát thường xuyên: bình đồ khảo sát thể hiện chiều sâu của luồng tại khu vực có vị trí bãi cạn, vật chướng ngại trên luồng; mực nước tại thời điểm khảo sát; sự thay đổi của báo hiệu đường thủy nội địa (nếu có); những cảnh báo cần thiết khác.
Theo đó, công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa cần đảm bảo những yêu cầu chung sau:
- Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát phải được lập phù hợp với loại, cấp kỹ thuật hiện trạng của luồng đường thủy nội địa, loại hình khảo sát;
- Phương án kỹ thuật khảo sát đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng;
- Công tác khảo sát tuân thủ nhiệm vụ, phương án kỹ thuật khảo sát, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát được duyệt và được kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo quy định;
- Bình đồ khảo sát trên hệ tọa độ quốc gia VN2000, kinh tuyến trục địa phương và hệ tọa độ quốc gia VN2000, kinh tuyến trục quốc gia;
- Khảo sát định kỳ: bình đồ thể hiện tọa độ, cao độ đáy luồng đường thủy nội địa, phạm vi luồng, tim luồng và hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa, lý trình và hệ thống báo hiệu trên luồng (nếu có); cao độ mực nước tại thời điểm đo; các thông tin về địa hình, địa giới hành chính, địa danh, lý trình, công trình trên đường thủy nội địa;
- Đối với khảo sát đột xuất: bình đồ khảo sát thể hiện tọa độ, cao độ trong phạm vi khảo sát, tim luồng, lý trình và các thông tin có liên quan thuộc phạm vi khảo sát; cao độ mực nước tại thời điểm đo;
- Đối với khảo sát thường xuyên: bình đồ khảo sát thể hiện chiều sâu của luồng tại khu vực có vị trí bãi cạn, vật chướng ngại trên luồng; mực nước tại thời điểm khảo sát; sự thay đổi của báo hiệu đường thủy nội địa (nếu có); những cảnh báo cần thiết khác.
Lưu ý: Công tác xây dựng thủy đồ điện tử được ưu tiên thực hiện đối với các luồng trên hành lang vận tải thủy, tuyến vận tải chính, luồng có tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài hoạt động và được cập nhật sau các lần khảo sát định kỳ.
Công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa gồm những nội dung nào?
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 36/2021/TT-BGTVT quy định nội dung công việc khảo sát định kỳ và đột xuất luồng đường thủy nội địa, gồm:
- Nhiệm vụ khảo sát và lập phương án kỹ thuật khảo sát;
- Thu thập và phân tích số liệu, tài liệu;
- Khảo sát hiện trường;
- Xây dựng lưới tọa độ và độ cao; đo địa hình trên cạn và dưới nước;
- Đo, quan trắc thủy văn;
- Xử lý số liệu và lập báo cáo kết quả khảo sát;
- Các công việc khảo sát khác.
Lưu ý: Nội dung công tác khảo sát thường xuyên luồng đường thủy nội địa được thực hiện theo tiêu chuẩn bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa.
Hồ sơ khảo sát luồng đường thủy nội địa do cơ quan nào bảo quản?
Theo Điều 9 Thông tư 36/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Quản lý, sử dụng số liệu khảo sát
1. Số liệu và hồ sơ khảo sát được chủ đầu tư, cơ quan thực hiện thông báo luồng đường thủy nội địa bảo quản, lưu trữ.
2. Số liệu, hồ sơ khảo sát được sử dụng phục vụ công tác thông báo luồng đường thủy nội địa; quản lý, bảo trì luồng đường thủy nội địa; cập nhật, theo dõi diễn biến của luồng đường thủy nội địa; số hóa bình đồ (nếu có) và cung cấp cơ sở dữ liệu khảo sát, bình đồ.
Theo đó, số liệu và hồ sơ khảo sát luồng đường thủy nội địa được chủ đầu tư, cơ quan thực hiện thông báo luồng đường thủy nội địa bảo quản, lưu trữ.
Số liệu, hồ sơ khảo sát được sử dụng phục vụ công tác sau:
- Thông báo luồng đường thủy nội địa;
- Quản lý, bảo trì luồng đường thủy nội địa;
- Cập nhật, theo dõi diễn biến của luồng đường thủy nội địa;
- Số hóa bình đồ (nếu có) và cung cấp cơ sở dữ liệu khảo sát, bình đồ.
Ngoài ra, theo Điều 8 Thông tư 36/2021/TT-BGTVT quy định nội dung hồ sơ khảo sát luồng đường thủy nội địa như sau:
- Nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
- Báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát địa hình luồng đường thủy nội địa, bao gồm nội dung công tác đo đạc và xử lý các số liệu khảo sát; hồ sơ tính toán lưới tọa độ và độ cao; thống kê chi tiết các công trình, báo hiệu đường thủy nội địa hiện hữu (nếu có).
- Nhật ký thi công khảo sát.
- Sổ đo mực nước; sổ đo lưới tọa độ và độ cao.
- Bình đồ khảo sát.
- Hồ sơ nghiệm thu kết quả khảo sát.
- Dữ liệu để số hóa kết quả khảo sát.
- Hồ sơ khảo sát thường xuyên thực hiện theo tiêu chuẩn bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa.
- Các tài liệu liên quan khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.