Công tác đánh giá, phân loại cảng biển Việt Nam được thực hiện định kỳ bao nhiêu năm một lần? Việc phân loại cảng biển dựa trên phương thức nào?
- Cảng biển Việt Nam hiện nay được chia thành bao nhiêu loại cảng biển? Được phân chia dựa trên những tiêu chí nào?
- Việc phân loại cảng biển Việt Nam được thực hiện dựa trên phương thức gì? Căn cứ nào để thực hiện đánh giá phân loại?
- Công tác đánh giá, phân loại cảng biển Việt Nam được thực hiện định kỳ bao nhiêu năm một lần?
Cảng biển Việt Nam hiện nay được chia thành bao nhiêu loại cảng biển? Được phân chia dựa trên những tiêu chí nào?
Căn cứ Điều 75 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về phân loại cảng viển như sau:
Phân loại cảng biển và công bố Danh mục cảng biển
1. Cảng biển được phân loại như sau:
a) Cảng biển đặc biệt là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế hoặc cảng cửa ngõ quốc tế;
b) Cảng biển loại I là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng;
c) Cảng biển loại II là cảng biển có quy mô vừa phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng;
d) Cảng biển loại III là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp loại cảng biển và công bố Danh mục cảng biển theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố Danh mục bến cảng thuộc cảng biển Việt Nam theo đề nghị của Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải.
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 76/2021/NĐ-CP quy định về tiêu chí phân loại cảng biển như sau:
Tiêu chí phân loại cảng biển
1. Tiêu chí để đánh giá, phân loại các cảng biển tại Việt Nam, gồm: tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng của cảng biển và tiêu chí về quy mô của cảng biển.
2. Tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng của cảng biển
Tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng của cảng biển được đánh giá trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, qua các chỉ tiêu sau:
a) Cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế hoặc cảng cửa ngõ quốc tế;
b) Cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng;
c) Cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng;
d) Cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
...
Từ các quy định trên thì hiên nay cảng biển Việt Nam được chia thành 04 loại bao gồm cảng biển đặc biệt, cảng biển loại 1, loại 2 và loại 3 được phần chia dựa trên các tiêu chí tương ứng như sau:
(1) Cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế hoặc cảng cửa ngõ quốc tế: cảng biển đặc biệt;
(2) Cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng cảng biển loại 1;
(3) Cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng: cảng biển loại 2;
(4) Cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: cảng biển loại 3.
Công tác đánh giá, phân loại cảng biển Việt Nam được thực hiện định kỳ bao nhiêu năm một lần? Việc phân loại cảng biển dựa trên phương thức nào? (Hình từ Internet)
Việc phân loại cảng biển Việt Nam được thực hiện dựa trên phương thức gì? Căn cứ nào để thực hiện đánh giá phân loại?
Theo Điều 4 Nghị định 76/2021/NĐ-CP thì việc đánh giá, phân loại cảng biển được thực hiên theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 100 điểm. Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng tiêu chí và thể hiện chi tiết tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2021/NĐ-CP.
Căn cứ để đánh giá, phân loại hiện trạng cảng biển việt năm sẽ được dựa trên một số yếu tố như:
(1) Số liệu về phạm vi ảnh hưởng của cảng biển được căn cứ theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
(2) Số liệu về quy mô của cảng biển sử dụng số liệu thống kê hàng hóa thông qua cảng biển trung bình trong 03 năm gần nhất của Cục Hàng hải Việt Nam và sử dụng số liệu về cỡ trọng tải tàu tiếp nhận tại cảng biển theo các quyết định công bố mở bến cảng, cầu cảng của Cục Hàng hải Việt Nam trong năm gần nhất.
Dựa trên phương thức chấm điểm thì việc phân loại các cảng biển sẽ được dựa trên bảng điểm sau đây:
(1) Cảng biển đặc biệt: có tổng số điểm chấm đạt trên 90 điểm;
(2) Cảng biển loại I: có tổng số điểm chấm đạt trên 70 điểm đến 90 điểm;
(3) Cảng biển loại II: có tổng số điểm chấm đạt từ 50 điểm đến 70 điểm;
(4) Cảng biển loại III: có tổng số điểm chấm dưới 50 điểm.
Công tác đánh giá, phân loại cảng biển Việt Nam được thực hiện định kỳ bao nhiêu năm một lần?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 76/2021/NĐ-CP quy định về quy trình đánh giá, phân loại cảng biển như sau:
Quy trình đánh giá, phân loại cảng biển
1. Cục Hàng hải Việt Nam định kỳ 05 năm một lần vào tháng 01 của năm đầu tiên hoặc căn cứ tình hình phát triển thực tế tại cảng biển lập danh mục cảng biển, đánh giá, phân loại cảng biển trình Bộ Giao thông vận tải.
Hồ sơ trình gồm:
a) Tờ trình đề nghị xếp loại cảng biển và công bố danh mục cảng biển;
b) Dự thảo Quyết định công bố danh mục cảng biển;
c) Các tài liệu liên quan.
2. Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, lấy ý kiến các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan có liên quan, tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp loại cảng biển và công bố danh mục cảng biển.
Hồ sơ trình gồm:
a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ xếp loại cảng biển và công bố danh mục cảng biển;
b) Báo cáo thẩm định của Bộ Giao thông vận tải;
c) Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công bố danh mục cảng biển;
d) Các tài liệu liên quan.
Theo đó, Cục Hàng hải Việt Nam định kỳ 05 năm một lần vào tháng 01 của năm đầu tiên hoặc căn cứ tình hình phát triển thực tế tại cảng biển lập danh mục cảng biển, đánh giá, phân loại cảng biển trình Bộ Giao thông vận tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.