Công nhân chết do sửa máy nghiền đá của nhà máy thì công ty phải bồi thường cho thân nhân của họ bao nhiêu?

Cho hỏi: Trường hợp công nhân nhà máy xi măng được cử đi sửa máy nghiền đá sau đó vì sự cố dẫn đến công nhân chết thì có phải xác định là tai nạn lao động không? Và công ty có trách nhiệm bồi thường cho thân nhân của họ bao nhiêu? Câu hỏi của anh A (Huế).

Công nhân chết do sửa máy nghiền đá của nhà máy thì có phải là bị tai nạn lao động không?

Tại Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 giải thích về tai nạn lao động như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
...

Theo quy định này thì một tai nạn được xác định là tai nạn lao động cần đáp ứng các điều kiện sau:

(1) Tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động;

(2) Xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Như vậy, đối chiếu với thông tin anh cung cấp thì trường hợp công nhân nhà máy xi măng được giao nhiệm vụ sửa chữa máy nghiền đá nhưng vì sự cố dẫn đến công nhân chết thì được xác định là tai nạn lao động.

Xem thêm:

>>> Nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho công nhân làm việc ở khu vực lò quay sản xuất xi măng gồm những gì?

>>> Thế nào là tai nạn lao động chết người? Tai nạn lao động chết người thân nhân được hưởng những chế độ gì?

>>> Chết do tai nạn lao động, thân nhân NLĐ có được hưởng trợ cấp một lần không? Mức hưởng trợ cấp là bao nhiêu?

>>> Công nhân vận hành máy nghiền nguyên liệu sản xuất xi măng phải được khám sức khỏe với tần suất như thế nào?

Công nhân chết do sửa máy nghiền đá của nhà máy thì công ty phải bồi thường cho thân nhân của họ bao nhiêu?

Công nhân chết do sửa máy nghiền đá của nhà máy thì công ty phải bồi thường cho thân nhân của họ bao nhiêu? (hình từ internet)

Công nhân chết do sửa máy nghiền đá của nhà máy thì công ty phải bồi thường cho thân nhân của họ bao nhiêu?

Tại Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động như sau:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
...

Đồng thời tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:

Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
3. Mức bồi thường:
Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này được tính như sau:
a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
...

Như vậy, công nhân chết do sửa máy nghiền đá của nhà máy thì công ty phải bồi thường cho thân nhân của họ ít nhất bằng 30 tháng tiền lương.

Tiền lương dùng làm căn cứ bồi thường cho công nhân chết do sửa máy nghiền đá của nhà máy được quy định ra sao?

Tiền lương dùng làm căn cứ bồi thường cho công nhân chết do sửa máy nghiền đá của nhà máy được quy định tại Điều 5 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH như sau:

Tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp và trả cho người lao động nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này và tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc điều trị, phục hồi chức năng theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi xảy ra tai nạn lao động hoặc trước khi bị bệnh nghề nghiệp. Nếu thời gian làm việc, học nghề, tập nghề, thử việc, tập sự không đủ 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp là tiền lương được tính bình quân của các tháng trước liền kề thời điểm xảy ra tai nạn lao động hoặc thời điểm xác định bị bệnh nghề nghiệp.
2. Mức tiền lương tháng quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo từng đối tượng như sau:
a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân thì mức tiền lương tháng bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp (nếu có) liên quan đến tiền lương (phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung).
b) Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì mức tiền lương tháng bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác mà hai bên đã xác định trong hợp đồng lao động.
c) Đối với người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động có mức lương học nghề, tập nghề thì mức lương tháng là tiền lương học nghề, tập nghề do hai bên thỏa thuận; trong trường hợp không có mức lương học nghề, tập nghề thì tiền lương làm căn cứ bồi thường, trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này là mức lương tối thiểu do Chính phủ công bố tại địa điểm người học nghề, tập nghề làm việc.
d) Đối với công chức, viên chức trong thời gian tập sự thì mức lương tháng là tiền lương tập sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
đ) Đối với người lao động đang trong thời gian thử việc thì mức lương tháng là tiền lương thử việc do hai bên thỏa thuận theo quy định của Bộ luật Lao động áp dụng.

Theo đó, tiền lương dùng làm căn cứ bồi thường cho công nhân chết do sửa máy nghiền đá của nhà máy được tính bằng bình quân của 6 tháng liền kề trước khi xảy ra tai nạn lao động hoặc trước khi bị bệnh nghề nghiệp.

Ví dụ: Người lao động bị tai nạn vào tháng 04/2024, lương của 6 tháng liền kề trước khi xảy ra tai nạn lao động lần lượt là:

Tháng

Tiền lương

(Đơn vị: Đồng)

03/2024

14.000.000

02/2024

12.000.000

01/2024

12.000.000

12/2023

12.000.000

11/2023

11.000.000

10/2023

11.000.000

Trung bình của 6 tháng

12.000.000

Vậy, số tiền mà thân nhân của công nhân chết do sửa máy nghiền đá của nhà máy được bồi thường ít nhất sẽ bằng:

Số tiền được bồi thường = 12.000.000 x 30 = 360.000.000 đồng.

Lưu ý: Nếu thời gian làm việc không đủ 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp là tiền lương được tính bình quân của các tháng trước liền kề thời điểm xảy ra tai nạn lao động.

Trong đó, mức tiền lương tháng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,298 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào