Công nghệ AI là gì? Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực công nghệ nền tảng của Cách mạng công nghiệp lần thứ mấy?

Công nghệ AI là gì? Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực công nghệ nền tảng của Cách mạng công nghiệp lần thứ mấy? Mục tiêu đến năm 2025, 2030 của Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo là gì?

Công nghệ AI là gì?

Công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) là lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các hệ thống máy tính có khả năng thực hiện các nhiệm vụ mà thường cần đến trí thông minh của con người. AI bao gồm nhiều công nghệ và kỹ thuật khác nhau, như:

- Machine Learning (Học máy): Hệ thống có khả năng học hỏi từ dữ liệu và cải thiện hiệu suất theo thời gian mà không cần lập trình lại.

- Natural Language Processing (Xử lý ngôn ngữ tự nhiên): Cho phép máy tính hiểu, phân tích và tạo ra ngôn ngữ con người, như trong chatbots hay trợ lý ảo.

- Computer Vision (Thị giác máy tính): Giúp máy tính nhận diện và phân tích hình ảnh hoặc video.

- Robotics (Ngành robot): Kết hợp AI để tạo ra các robot có khả năng tự động hóa và thực hiện các nhiệm vụ phức tạp.

AI được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ chăm sóc sức khỏe, tài chính, đến giao thông và giải trí, mang lại nhiều lợi ích và tiềm năng đổi mới.

*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực công nghệ nền tảng của Cách mạng công nghiệp lần thứ mấy?

Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực công nghệ nền tảng của Cách mạng công nghiệp lần thứ mấy thì căn cứ quy định tại Phần I Quyết định 127/QĐ-TTg năm 2021 có nêu như sau:

Điều 1. Ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 (sau đây viết tắt là Chiến lược) với các nội dung sau:
I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
1. Trí tuệ nhân tạo (TTNT) là một lĩnh vực công nghệ nền tảng của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần quan trọng tạo bước phát triển đột phá về năng lực sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững.
2. Kế thừa và phát huy những thành tựu mới nhất của nhân loại, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT gắn với các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, phát triển khoa học và công nghệ; phát huy tiềm năng của doanh nghiệp, khai thác hiệu quả mọi nguồn lực; từng bước nhận chuyển giao, làm chủ, tiến tới sáng tạo công nghệ.
3. Tập trung nguồn lực để tạo ra và phát triển các sản phẩm TTNT, dịch vụ TTNT quan trọng mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh; đầu tư có trọng điểm ứng dụng TTNT trong một số lĩnh vực liên quan tới quốc phòng an ninh, quản lý tài nguyên, môi trường và dịch vụ cho người dân; phát triển mạnh các doanh nghiệp ứng dụng TTNT, doanh nghiệp khởi nghiệp về TTNT.

Như vậy, trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực công nghệ nền tảng của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần quan trọng tạo bước phát triển đột phá về năng lực sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững.

Công nghệ AI là gì? Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực công nghệ nền tảng của Cách mạng công nghiệp lần thứ mấy?

Công nghệ AI là gì? Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực công nghệ nền tảng của Cách mạng công nghiệp lần thứ mấy? (Hình từ Internet)

Mục tiêu đến năm 2025 của Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo là gì?

Mục tiêu đến năm 2025 của Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo được quy định tại Mục 1 Phần II Điều 1 Quyết định 127/QĐ-TTg năm 2021 như sau:

(1) Đưa Trí tuệ nhân tạo (TTNT) trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam

- Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 60 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT;

- Xây dựng được 05 thương hiệu TTNT có uy tín trong khu vực;

- Phát triển được 01 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao.

(2) Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng TTNT

- Hình thành được 02 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về TTNT; gia tăng số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo về TTNT và tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực TTNT ở Việt Nam;

- Nâng cấp, hình thành mới được 10 cơ sở nghiên cứu và đào tạo trọng điểm về TTNT.

(3) Góp phần xây dựng xã hội sáng tạo, chính phủ hiệu quả, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững

- TTNT được ứng dụng rộng rãi trong hành chính công, dịch vụ công trực tuyến giúp giảm thời gian xử lý công việc, nhân lực bộ máy, giảm thời gian chờ đợi và chi phí của người dân;

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý hành chính nhà nước trong phân phối, sử dụng nguồn lực xã hội, quản lý xã hội và quản lý đô thị, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Mục tiêu đến năm 2030 của Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo là gì?

Mục tiêu đến năm 2030 của Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo được quy định tại Mục 2 Phần II Điều 1 Quyết định 127/QĐ-TTg năm 2021 như sau:

(1) Đưa TTNT trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam

- Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 50 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT;

- Xây dựng được 10 thương hiệu TTNT có uy tín trong khu vực;

- Phát triển được 03 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao; kết nối được các hệ thống trung tâm dữ liệu, trung tâm tính toán hiệu năng cao trong nước tạo thành mạng lưới chia sẻ năng lực dữ liệu lớn và tính toán phục vụ TTNT;

- Hình thành được 50 bộ dữ liệu mở, liên thông và kết nối trong các ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế - xã hội phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT.

(2) Việt Nam là trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng TTNT mạnh

- Hình thành được 03 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về TTNT;

- Xây dựng được đội ngũ nhân lực chất lượng cao làm về TTNT bao gồm đội ngũ các chuyên gia và các kỹ sư triển khai ứng dụng TTNT. Tăng nhanh số lượng các công trình khoa học, đơn đăng ký sáng chế về TTNT của Việt Nam;

- Có ít nhất 01 đại diện nằm trong bảng xếp hạng nhóm 20 cơ sở nghiên cứu và đào tạo về TTNT dẫn đầu trong khu vực ASEAN.

(3) Góp phần đẩy mạnh xã hội sáng tạo, chính phủ hiệu quả, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững

- Phổ cập được kỹ năng cơ bản về ứng dụng TTNT cho đội ngũ lao động trực tiếp, phục vụ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân;

- Ứng dụng TTNT phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng an ninh, các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai và ứng phó sự cố, dịch bệnh;

- Cùng với chuyển đổi số, ứng dụng TTNT góp phần thúc đẩy tăng trưởng một số ngành kinh tế.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

204 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào