Công dân nữ có được tham gia vào lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam không? Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam hiện tại có các chức danh pháp lý nào?
Công dân nữ có được tham gia vào lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam không?
Căn cứ vào Điều 35 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn công dân vào Cảnh sát biển Việt Nam như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn công dân vào Cảnh sát biển Việt Nam
1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam, nữ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ lâu dài trong Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, có kỹ năng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, thì công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam, nữ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ lâu dài trong Cảnh sát biển Việt Nam.
Trường hợp của mình là công dân nữ nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên thì vẫn có thể được tham gia vào lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Công dân nữ có được tham gia vào lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam hiện tại có các chức danh pháp lý nào?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 61/2019/NĐ-CP về các chức danh pháp lý của Cảnh sát biển Việt Nam như sau:
Chức danh pháp lý của Cảnh sát biển Việt Nam
1. Cảnh sát viên, Trinh sát viên và Cán bộ điều tra là chức danh pháp lý của Cảnh sát biển Việt Nam, có nhiệm vụ phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.
2. Cảnh sát viên, Trinh sát viên Cảnh sát biển gồm:
a) Cảnh sát viên, Trinh sát viên sơ cấp;
b) Cảnh sát viên, Trinh sát viên trung cấp;
c) Cảnh sát viên, Trinh sát viên cao cấp.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và Mẫu giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam.
4. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên; cấp, thu hồi và quy định việc quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam.
5. Cán bộ điều tra thuộc Cảnh sát biển Việt Nam khi được phân công điều tra vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng đã ra quyết định phân công về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Như vậy, các chức danh pháp lý của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm: Cảnh sát viên, Trinh sát viên và Cán bộ điều tra là chức danh pháp lý của Cảnh sát biển Việt Nam, có nhiệm vụ phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.
07 nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 8 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 quy định về nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam
1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để đề xuất chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh quốc gia và thực thi pháp luật trên biển; nghiên cứu, phân tích, dự báo, tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh quốc gia trong vùng biển Việt Nam, bảo đảm trật tự, an toàn và đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển.
2. Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển.
3. Đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biển.
4. Tham gia xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh và xử lý các tình huống quốc phòng, an ninh trên biển.
5. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
6. Tiếp nhận, sử dụng nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được huy động tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.
Như vậy, 07 nhiệm vụ cơ bản của Cảnh sát biển Việt Nam là:
(1) Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để đề xuất chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh quốc gia và thực thi pháp luật trên biển; nghiên cứu, phân tích, dự báo, tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh quốc gia trong vùng biển Việt Nam, bảo đảm trật tự, an toàn và đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển.
(2) Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển.
(3) Đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biển.
(4) Tham gia xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh và xử lý các tình huống quốc phòng, an ninh trên biển.
(5) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
(6) Tiếp nhận, sử dụng nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được huy động tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam.
(7) Thực hiện hợp tác quốc tế trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.