Công dân nam nhiễm HIV/AIDS có được tuyển chọn và gọi nhập ngũ vào Quân đội nhân dân hay không?

Ai có quyền ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ vào Quân đội nhân dân? Công dân nam nhiễm HIV/AIDS có được tuyển chọn và gọi nhập ngũ vào Quân đội nhân dân hay không? - câu hỏi của anh K. (Hậu Giang).

Ai có quyền ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ vào Quân đội nhân dân?

Khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ được quy định theo khoản 2 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:

Khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng khám sức khỏe theo đề nghị của phòng y tế cùng cấp.
2. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ; Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Lệnh gọi khám sức khỏe phải được giao cho công dân trước thời điểm khám sức khỏe 15 ngày.
3. Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện tổ chức khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ và gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; trường hợp cần thiết, quyết định việc xét nghiệm cận lâm sàng, bao gồm xét nghiệm phát hiện ma túy, HIV; bảo đảm chính xác và chịu trách nhiệm về kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
4. Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai theo quy định tại Điều 33 của Luật này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Kết quả phân loại sức khỏe phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.

Theo quy định Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện có quyền ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ vào Quân đội nhân dân.

Công dân nam nhiễm HIV/AIDS có được tuyển chọn và gọi nhập ngũ vào Quân đội nhân dân hay không?

Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP như sau:

Tiêu chuẩn tuyển quân
...
3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
...

Theo quy định nêu trên không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

Như vậy, công dân nam nhiễm HIV/AIDS thì không được tuyển chọn và gọi nhập ngũ vào Quân đội nhân dân.

Công dân nam nhiễm HIV/AIDS có được tuyển chọn và gọi nhập ngũ vào Quân đội nhân dân hay không

Công dân nam nhiễm HIV/AIDS có được tuyển chọn và gọi nhập ngũ vào Quân đội nhân dân hay không? (Hình từ Internet)

Ai được miễn gọi nhập ngũ vào Quân đội nhân dân?

Việc miễn gọi nhập ngũ trong thời bình thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP như sau:

Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
Việc tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, như sau:
...
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một.
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ.
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân.
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
...

Như vậy, miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một.

- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ.

- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân.

- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

Nghĩa vụ quân sự Tải trọn bộ các văn bản quy định về nghĩa vụ quân sự hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để đi nghĩa vụ quân sự thì công ty được ký phụ lục hợp đồng để gia hạn thêm cho khoảng thời gian này không?
Pháp luật
Trong thời gian tuyển nghĩa vụ quân sự thì công dân có quyền đăng ký thay đổi nơi thường trú hay không?
Pháp luật
Có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự trường hợp đã hết 04 năm đại học nhưng sinh viên vẫn chưa tốt nghiệp vì còn nợ môn không?
Pháp luật
Trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì cơ quan nào có thẩm quyền ký ban hành giấy triệu tập theo quy định?
Pháp luật
Không phải đi nghĩa vụ quân sự khi đang làm ngành nghề nào? Bố, mẹ làm nghề gì thì con được miễn nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Chưa học hết cấp 3 có được đi nghĩa vụ quân sự không? Cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự được quy định như thế nào?
Pháp luật
Học đại học xong có được miễn nghĩa vụ quân sự? Sinh viên tốt nghiệp đại học được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự khi nào?
Pháp luật
Công dân có được miễn nghĩa vụ quân sự khi có anh trai đang đi nghĩa vụ công an không? Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Không biết chữ có đi nghĩa vụ quân sự được không? Bệnh gì thì được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Bị mất 1 đốt ngón trỏ của bàn tay có phải đi nghĩa vụ quân sự? Được xếp vào loại mấy khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghĩa vụ quân sự
647 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghĩa vụ quân sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nghĩa vụ quân sự

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản về Nghĩa vụ quân sự mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào