Công cụ nợ là gì? Đề án mua lại công cụ nợ trước ngày đáo hạn có gồm nội dung dự kiến thời gian tổ chức thực hiện và chi phí có liên quan không?
Công cụ nợ là gì?
Công cụ nợ được giải thích tại khoản 9 Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2017 như sau:
Công cụ nợ bao gồm trái phiếu, tín phiếu Kho bạc, công trái xây dựng Tổ quốc làm phát sinh nghĩa vụ nợ.
Theo đó, công cụ nợ bao gồm trái phiếu, tín phiếu Kho bạc, công trái xây dựng Tổ quốc làm phát sinh nghĩa vụ nợ.
Công cụ nợ là gì? (Hình từ Internet)
Đề án mua lại công cụ nợ trước ngày đáo hạn có gồm nội dung dự kiến thời gian tổ chức thực hiện và chi phí có liên quan không?
Đề án mua lại công cụ nợ trước ngày đáo hạn bao gồm các nội dung cơ bản được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 95/2018/NĐ-CP như sau:
Mua lại công cụ nợ của Chính phủ
1. Bộ Tài chính xây dựng đề án mua lại công cụ nợ trước ngày đáo hạn và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi thực hiện. Đề án bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích mua lại;
b) Khối lượng và điều kiện, điều khoản công cụ nợ dự kiến mua lại;
c) Nguồn mua lại;
d) Phương thức mua lại;
đ) Dự kiến thời gian tổ chức thực hiện và chi phí có liên quan.
2. Việc mua lại công cụ nợ của Chính phủ phải đảm bảo công khai, minh bạch và theo nguyên tắc thị trường.
3. Công cụ nợ của Chính phủ được mua lại theo phương thức thỏa thuận hoặc phương thức đấu thầu. Các bước tổ chức mua lại công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính xây dựng đề án mua lại công cụ nợ trước ngày đáo hạn và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi thực hiện. Đề án bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Mục đích mua lại;
- Khối lượng và điều kiện, điều khoản công cụ nợ dự kiến mua lại;
- Nguồn mua lại;
- Phương thức mua lại;
- Dự kiến thời gian tổ chức thực hiện và chi phí có liên quan.
Như vậy, đề án mua lại công cụ nợ trước ngày đáo hạn có gồm nội dung dự kiến thời gian tổ chức thực hiện và chi phí có liên quan.
Chi phí tổ chức mua lại công cụ nợ được quy định thế nào?
Chi phí tổ chức mua lại công cụ nợ được quy định tại Điều 23 Thông tư 110/2018/TT-BTC như sau:
Chi phí tổ chức mua lại, hoán đổi công cụ nợ
1. Chi phí tổ chức mua lại, hoán đổi công cụ nợ bao gồm:
a) Chi phí trả cho Kho bạc Nhà nước để tổ chức mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ gồm: chi phí trực tiếp liên quan đến công tác mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ; chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa, thiết bị, công nghệ; chi hội nghị, đào tạo, khảo sát, nghiên cứu; chi thông tin, tuyên truyền; chi, khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân theo quy chế do Kho bạc Nhà nước ban hành; các chi phí khác;
b) Chi phí đấu thầu mua lại, hoán đổi công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán: áp dụng theo mức giá dịch vụ của Sở Giao dịch Chứng khoán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Nguồn chi trả
a) Ngân sách Trung ương chi trả các khoản chi phí tổ chức mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ. Kho bạc Nhà nước lập dự toán chi phí tổ chức mua lại, hoán đổi do Kho bạc Nhà nước thực hiện và tổng hợp vào dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của Kho bạc Nhà nước,
b) Ngân hàng chính sách chi trả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình mua lại, hoán đổi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và được tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng chính sách;
c) Ngân sách địa phương chi trả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình mua lại, hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương.
Như vậy, chi phí tổ chức mua lại công cụ nợ được quy định như sau:
- Chi phí tổ chức mua lại, hoán đổi công cụ nợ bao gồm:
+ Chi phí trả cho Kho bạc Nhà nước để tổ chức mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ gồm: chi phí trực tiếp liên quan đến công tác mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ; chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa, thiết bị, công nghệ; chi hội nghị, đào tạo, khảo sát, nghiên cứu; chi thông tin, tuyên truyền; chi, khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân theo quy chế do Kho bạc Nhà nước ban hành; các chi phí khác;
+ Chi phí đấu thầu mua lại, hoán đổi công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán: áp dụng theo mức giá dịch vụ của Sở Giao dịch Chứng khoán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Nguồn chi trả:
+ Ngân sách Trung ương chi trả các khoản chi phí tổ chức mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ. Kho bạc Nhà nước lập dự toán chi phí tổ chức mua lại, hoán đổi do Kho bạc Nhà nước thực hiện và tổng hợp vào dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của Kho bạc Nhà nước,
+ Ngân hàng chính sách chi trả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình mua lại, hoán đổi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và được tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng chính sách;
+ Ngân sách địa phương chi trả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình mua lại, hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.