Công chứng viên được quyền tiết lộ các thông tin của hồ sơ yêu cầu công chứng trong những trường hợp nào?

Công chứng viên được quyền tiết lộ các thông tin của hồ sơ yêu cầu công chứng trong những trường hợp nào? Anh có thực hiện thủ tục công chứng giấy tờ liên quan đến nhà đất (là tài sản riêng của do thừa kế từ bố mẹ) vì lý do cá nhân anh không muốn vợ biết, nếu vợ anh tìm đến văn phòng công chứng và muốn xem các tài liệu này thì có được không em? Đây là câu hỏi của anh Huy Hùng đến từ Bến Tre.

Công chứng viên được quyền tiết lộ các thông tin của hồ sơ yêu cầu công chứng trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP quy định như sau:

Bảo mật thông tin, bảo quản hồ sơ công chứng
1. Công chứng viên có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin trong hồ sơ yêu cầu công chứng, hồ sơ công chứng và tất cả thông tin biết được về nội dung công chứng trong quá trình hành nghề cũng như khi không còn là công chứng viên; trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của người yêu cầu công chứng hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Công chứng viên có trách nhiệm bảo quản hồ sơ công chứng trong quá trình giải quyết yêu cầu công chứng và bàn giao đầy đủ hồ sơ công chứng để lưu trữ theo quy định của pháp luật.
3. Công chứng viên có trách nhiệm hướng dẫn nhân viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng, của mình không được tiết lộ bí mật thông tin về việc công chứng mà họ biết theo nội quy, quy chế của tổ chức hành nghề công chứng, quy định của pháp luật; đồng thời, giải thích rõ trách nhiệm pháp lý của họ trong trường hợp tiết lộ những thông tin đó.

Như vậy công chứng viên được quyền tiết lộ các thông tin của hồ sơ yêu cầu công chứng trong những trường hợp như sau:

- Được sự đồng ý bằng văn bản của người yêu cầu công chứng

- Pháp luật có quy định khác.

Chính vì vậy trong trường hợp của anh thì vợ anh sẽ không được xem các thông tin liên quan đến hồ sơ công chứng nếu không có sự đồng ý bằng văn bản từ anh.

Công chứng viên

Công chứng viên

Công chứng viên phải tuân thủ những nguyên tắc nào khi hành nghề công chứng?

Căn cứ theo Điều 2 Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP quy định như sau:

Nguyên tắc hành nghề công chứng
Công chứng viên phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Khách quan, trung thực khi thực hiện công chứng, không vì bất kỳ lý do nào mà làm ảnh hưởng đến chất lượng việc công chứng cũng như phân biệt đối xử với người yêu cầu công chứng.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng, bồi thường thiệt hại do lỗi của mình trong trường hợp việc công chứng dẫn đến thiệt hại cho người yêu cầu công chứng.
4. Tuân thủ các quy định của Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng này và các quy định của tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng.

Trách nhiệm nghề nghiệp đối với công chứng viên được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP quy định như sau:

Trách nhiệm nghề nghiệp
1. Công chứng viên phải tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp để bảo đảm tốt nhất tính an toàn pháp lý cho hợp đồng, giao dịch; có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức một cách nhanh chóng, kịp thời khi yêu cầu công chứng đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.
2. Công chứng viên sẵn sàng tiếp nhận và giải quyết kịp thời yêu cầu công chứng của người yêu cầu công chứng bằng cách luôn có mặt tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng trong giờ làm việc theo quy định của pháp luật.
3. Công chứng viên có nghĩa vụ giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ, hậu quả pháp lý phát sinh của hợp đồng, giao dịch được yêu cầu công chứng; giải đáp một cách rõ ràng những thắc mắc của người yêu cầu công chứng nhằm đảm bảo cho hợp đồng, giao dịch đúng với ý chí của các bên giao kết hợp đồng, giao dịch; đảm bảo các bên có nhận thức đúng về pháp luật có liên quan và giá trị pháp lý của văn bản công chứng trước khi công chứng viên công chứng.
4. Công chứng viên có trách nhiệm cung cấp cho người yêu cầu công chứng các thông tin có liên quan về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên trong hành nghề công chứng theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng.
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,119 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào