Công chức thuộc lực lượng Quản lý thị trường có được tham mưu, ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên ngành hay không?
- Hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường là các hoạt động nào?
- Công chức thuộc lực lượng Quản lý thị trường khi thực hiện hoạt động công vụ thì có được nhận tiền, tài sản của tổ chức cá nhân được thanh tra, kiểm tra không?
- Công chức lãnh đạo lực lượng Quản lý thị trường có các trách nhiệm gì trong hoạt động công vụ?
Hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường là các hoạt động nào?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 18/2019/TT-BCT quy định về hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành như sau:
Hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường bao gồm:
- Chỉ đạo, điều hành;
- Tham mưu, tổng hợp, báo cáo;
- Tuyển dụng và thực hiện chính sách, chế độ đối với công chức;
- Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ;
- Tổ chức họp, hội nghị, hội thảo;
- Kiểm tra nội bộ;
- Thông tin, tuyên truyền;
- Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
- Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ;
- Thanh tra chuyên ngành, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính;
- Phối hợp thanh tra chuyên ngành, kiểm tra;
- Quản lý, sử dụng ấn chỉ, công cụ hỗ trợ và tài sản, trang thiết bị công;
- Các nội dung khác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường.
Lực lượng Quản lý thị trường (Hình từ Internet)
Công chức thuộc lực lượng Quản lý thị trường khi thực hiện hoạt động công vụ thì có được nhận tiền, tài sản của tổ chức cá nhân được thanh tra, kiểm tra không?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 1 Thông tư 54/2020/TT-BCT sửa đổi Điều 6 Thông tư 18/2019/TT-BCT như sau:
Những việc công chức không được làm trong hoạt động công vụ
...
2. Những việc công chức không được làm liên quan đến quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng:
a) Sử dụng tài sản công, tài chính công và trang thiết bị công vào việc riêng hoặc nhằm mục đích vụ lợi;
b) Tham mưu, phê duyệt, ban hành kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên ngành nhằm mục đích vụ lợi hoặc trái với chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhũng nhiễu, đòi, nhận tiền, tải sản của tổ chức, cá nhân được thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính;
d) Thu tiền xử phạt không đúng quy định nhằm mục đích vụ lợi; tham ô, chiếm đoạt, làm thất thoát hoặc sử dụng trái quy định của pháp luật tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu;
đ) Những việc công chức không được làm khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
...
Như vậy, khi thực hiện hoạt động công vụ thì công chức thuộc lực lượng Quản lý thị trường không được tham mưu, phê duyệt, ban hành kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên ngành trong trường hợp thực hiện với mục đích vụ lợi hoặc trái với chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.
Công chức lãnh đạo lực lượng Quản lý thị trường có các trách nhiệm gì trong hoạt động công vụ?
Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 18/2019/TT-BCT do Bộ trưởng Bộ Công thương quy định về trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ như sau:
Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ
1. Khi được cấp có thẩm quyền giao thực hiện hoạt động công vụ, công chức có trách nhiệm:
a) Mặc trang phục, đeo biển hiệu, phù hiệu, cấp hiệu theo đúng quy định; thực hiện đúng nhiệm vụ, công vụ được giao hoặc phân công; ghi Sổ Nhật ký công tác trước khi thực hiện nhiệm vụ và sau khi có kết quả thực hiện nhiệm vụ;
b) Nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật lao động, kỷ cương hành chính, nội quy, quy chế của cơ quan và sự chỉ đạo, điều hành của người có thẩm quyền khi hoạt động công vụ; giữ gìn đoàn kết, thực hiện dân chủ cơ sở, văn hóa công sở;
c) Xử lý, giải quyết công việc đúng phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền được giao, đúng trình tự, thủ tục, thời hạn theo quy định của pháp luật và chương trình, kế hoạch, lịch làm việc của cơ quan;
d) Thực hiện hoặc chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp nghiệp vụ có căn cứ, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
đ) Bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật công tác; thực hiện việc phát ngôn hoặc cung cấp thông tin đúng quy định;
e) Quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ, ấn chỉ, Thẻ kiểm tra thị trường, tài sản công được cấp hoặc được giao đúng quy định;
g) Thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tích cực đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ trong cơ quan;
h) Thực hiện các trách nhiệm khác của công chức theo pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật khác có liên quan.
2. Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, công chức lãnh đạo còn có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện hoạt động công vụ của công chức do mình quản lý;
b) Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động công vụ của công chức do mình quản lý;
c) Phát hiện, xử lý kịp thời, đúng mức, đúng thẩm quyền đối với công chức vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ theo quy định của pháp luật;
d) Chịu trách nhiệm về việc để xảy ra các vi phạm trong hoạt động công vụ tại cơ quan do mình quản lý theo quy định của pháp luật và Thông tư này.
Như vậy, ngoài trách nhiệm được quy định tại khoản 1 thì công chức lãnh đạo lực lượng Quản lý thị trường còn có các trách nhiệm sau đây:
- Hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện hoạt động công vụ của công chức do mình quản lý;
- Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động công vụ của công chức do mình quản lý;
- Phát hiện, xử lý kịp thời, đúng mức, đúng thẩm quyền đối với công chức vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm về việc để xảy ra các vi phạm trong hoạt động công vụ tại cơ quan do mình quản lý theo quy định của pháp luật và Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.