Công chức quốc phòng vi phạm điều lệnh vắng mắt không tự kiểm điểm được thì cơ quan xử lý ra sao? Thời hạn xử lý kỷ luật đối với đối với công chức quốc phòng là bao nhiêu tháng?
Công chức quốc phòng vi phạm điều lệnh vắng mắt không tự kiểm điểm được thì cơ quan xử lý ra sao?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định như sau:
Người vi phạm là người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhà nước, điều lệnh, điều lệ quân đội mà theo quy định của Thông tư này và văn bản pháp luật có liên quan phải bị xử lý kỷ luật.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 41 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định thủ tục xử lý kỷ luật như sau:
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật
1. Người vi phạm phải tự kiểm điểm bằng văn bản, trước tập thể cơ quan, đơn vị và tự nhận hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt, không tự kiểm điểm thì cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tại gia đình, địa phương nơi người vi phạm cư trú và lập biên bản về sự vắng mặt của người vi phạm. Biên bản xác minh được công bố trước cơ quan, đơn vị và có giá trị như bản tự kiểm điểm của người vi phạm.
...
Như vậy, công chức quốc phòng vi phạm điều lệnh vắng mắt không tự kiểm điểm được thì cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tại gia đình, địa phương nơi người vi phạm cư trú và lập biên bản về sự vắng mặt của người vi phạm.
Và biên bản xác minh của công chức quốc phòng được công bố trước cơ quan, đơn vị và có giá trị như bản tự kiểm điểm của người vi phạm.
Công chức quốc phòng (Hình từ Internet)
Thời hạn xử lý kỷ luật đối với đối với công chức quốc phòng là bao nhiêu tháng?
Căn cứ khoản 2 Điều 43 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định thời hạn
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì người có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật.
a) Thời hiệu xử lý kỷ luật là 60 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. Nếu trong thời hiệu xử lý kỷ luật, người vi phạm có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới;
b) Không áp dụng thời hiệu đối với: Hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật tước quân hàm sĩ quan và tước danh hiệu quân nhân; hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ; hành vi vi phạm xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại; hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp và quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
2. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật là 03 tháng. Trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian kiểm tra, xác minh làm rõ thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 05 tháng.
...
Đối chiếu quy định trên, thời hạn xử lý kỷ luật đối với đối với công chức quốc phòng là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Như vậy, thời hạn xử lý kỷ luật đối với đối với công chức quốc phòng là 3 tháng.
Công chức quốc phòng đang trong thời gian nghỉ phép năm thì có bị xử lý kỷ luật không?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định những trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật như sau:
Những trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Những trường hợp chưa xem xét kỷ luật:
a) Trong thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ theo chế độ;
b) Trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ sở quân y hoặc cơ sở y tế;
c) Trong thời gian hưởng chế độ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng;
d) Đang trong thời gian chờ kết quả giải quyết cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.
2. Những trường hợp miễn trách nhiệm kỷ luật:
a) Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật nhà nước, điều lệnh, điều lệ quân đội;
b) Vi phạm pháp luật nhà nước, điều lệnh, điều lệ Quân đội trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và do điều kiện bất khả kháng;
c) Chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy cấp trên hoặc phân công nhiệm vụ của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.
Như vậy, công chức quốc phòng đang trong thời gian nghỉ phép năm thì chưa xem xét xử lý kỷ luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.