Công chức nhà nước trong các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH bị kéo dài thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên 12 tháng trong trường hợp nào?

Cho tôi hỏi công chức nhà nước trong các đơn vị thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội bị kéo dài thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên 12 tháng trong trường hợp nào? Câu hỏi của anh T.N.M từ Nam Định.

Công chức nhà nước trong các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH muốn được xét nâng bậc lương thường xuyên thì cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?

Tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế Nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-LĐTBXH năm 2014 như sau:

Điều kiện, tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên
Công chức, viên chức và người lao động chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức (sau đây gọi là chức danh) thì được xét nâng 1 bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:
1. Điều kiện về thời gian giữ bậc trong ngạch, trong chức danh
a) Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại A3, A2, A1, A0 thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.
b) Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại B, C và nhân viên thừa hành, phục vụ thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.
2. Tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên
Công chức, viên chức, người lao động có đủ điều kiện thời gian giữ bậc quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá, đạt đủ 2 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng 1 bậc lương thường xuyên:
a) Đối với công chức:
- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;
- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.
b) Đối với viên chức và người lao động:
- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

Như vậy, theo quy định, công chức nhà nước trong các đơn vị thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội muốn được xét nâng bậc lương thường xuyên thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

(1) Có đủ điều kiện về thời gian giữ bậc lương trong ngạch công chức, cụ thể:

- Đối với công chức nhà nước giữ ngạch công chức loại A3, A2, A1, A0 thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch được xét nâng 1 bậc lương.

- Đối với công chức nhà nước giữ ngạch công chức loại B, C thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch được xét nâng 1 bậc lương.

(2) Qua đánh giá, đạt đủ 2 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương:

- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;

- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

Công chức nhà nước trong các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH bị kéo dài thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên 12 tháng trong trường hợp nào?

Công chức nhà nước trong các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH muốn được xét nâng bậc lương thường xuyên thì cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)

Thời gian công chức nhà nước đi làm chuyên gia ở nước ngoài có được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên không?

Thời gian công chức nhà nước đi làm chuyên gia ở nước ngoài được quy định tại Điều 6 Quy chế Nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-LĐTBXH năm 2014 như sau:

Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên
1. Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
2. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
3. Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
4. Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

Đồng thời, căn cứ khoản Điều 7 Quy chế Nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-LĐTBXH năm 2014 quy định như sau:

Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên
1. Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;
2. Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
...

Như vậy, theo quy định, thời gian công chức nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia ở nước ngoài được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên.

Tuy nhiên, thời gian công chức nhà nước đi làm chuyên gia ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định thì sẽ không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên.

Công chức nhà nước trong các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH bị kéo dài thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên 12 tháng trong trường hợp nào?

Việc kéo dài thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên được quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy chế Nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-LĐTBXH năm 2014 như sau:

Thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên
1. Trong thời gian giữ bậc lương hiện tại, nếu công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định như sau:
a) Kéo dài 12 tháng (một năm) đối với các trường hợp:
- Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;
- Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.
b) Kéo dài 06 (sáu) tháng đối với các trường hợp:
- Công chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;
- Viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo;
- Công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 (sáu) tháng.
...

Như vậy, theo quy định, công chức nhà nước có thể bị kéo dài thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên 12 tháng trong trường hợp công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

364 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào