Công chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước tại thời điểm xem xét, phê duyệt quy hoạch phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Tổng Kiểm toán nhà nước có quyền quyết định quy hoạch các chức danh công chức nào của Kiểm toán nhà nước?
- Công chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước tại thời điểm xem xét, phê duyệt quy hoạch phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Có được thực hiện đồng thời quy trình bổ sung quy hoạch với quy trình bổ nhiệm vào một chức danh lãnh đạo, quản lý không?
Tổng Kiểm toán nhà nước có quyền quyết định quy hoạch các chức danh công chức nào của Kiểm toán nhà nước?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Quy định quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 766/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về thẩm quyền quy hoạch như sau:
Thẩm quyền quy hoạch
1. Ban Cán sự đảng Kiểm toán nhà nước (sau đây gọi là Ban Cán sự đảng) xây dựng để đề xuất, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư quy hoạch các chức danh lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, bao gồm:
a) Tổng Kiểm toán nhà nước;
b) Phó Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Ban Cán sự đảng quyết định quy hoạch các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý của Kiểm toán nhà nước, bao gồm:
a) Vụ trưởng và tương đương;
b) Phó Vụ trưởng và tương đương.
3. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định quy hoạch các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý của Kiểm toán nhà nước, bao gồm:
a) Trưởng phòng và tương đương;
b) Phó trưởng phòng và tương đương.
Như vậy, theo quy định thì Tổng Kiểm toán nhà nước có quyền quyết định quy hoạch các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý của Kiểm toán nhà nước, bao gồm:
(1) Trưởng phòng và tương đương;
(2) Phó trưởng phòng và tương đương.
Tổng Kiểm toán nhà nước có quyền quyết định quy hoạch các chức danh công chức nào của Kiểm toán nhà nước? (Hình từ Internet)
Công chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước tại thời điểm xem xét, phê duyệt quy hoạch phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy định quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 766/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, độ tuổi quy hoạch như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện, độ tuổi
1. Về tiêu chuẩn, điều kiện:
...
b) Tại thời điểm xem xét, phê duyệt quy hoạch, nhân sự phải cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Về trình độ chuyên môn: Phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tương ứng với chức danh bổ nhiệm theo Quy định của Ban Cán sự đảng Kiểm toán nhà nước về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của Kiểm toán nhà nước.
- Về trình độ lý luận chính trị:
+ Công chức quy hoạch các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý phải đáp ứng tiêu chuẩn lý luận chính trị tương ứng của chức danh bổ nhiệm;
+ Công chức quy hoạch chức danh Vụ trưởng và tương đương trở xuống: Đối tượng 1 phải đáp ứng tiêu chuẩn lý luận chính trị tương ứng của chức danh bổ nhiệm; đối tượng 2 có thể chưa đảm bảo tiêu chuẩn lý luận chính trị nhưng sau khi được quy hoạch phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để hoàn thiện tiêu chuẩn lý luận chính trị theo quy định.
- Chưa nhất thiết phải đáp ứng ngay các tiêu chuẩn: Kinh qua chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp dưới, trình độ quản lý nhà nước...
2. Về độ tuổi:
a) Công chức được quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp phải đủ tuổi công tác 2 nhiệm kỳ trở lên, ít nhất phải trọn 1 nhiệm kỳ (60 tháng) đối với cả nam và nữ thuộc đối tượng 1 và còn ít nhất trọn 02 nhiệm kỳ (120 tháng) đối với cả nam và nữ thuộc đối tượng 2.
...
Như vậy, theo quy định thì tại thời điểm xem xét, phê duyệt quy hoạch, công chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước phải cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
(1) Về trình độ chuyên môn: Phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tương ứng với chức danh bổ nhiệm theo Quy định của Ban Cán sự đảng Kiểm toán nhà nước về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của Kiểm toán nhà nước.
(2) Về trình độ lý luận chính trị:
- Công chức quy hoạch các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý phải đáp ứng tiêu chuẩn lý luận chính trị tương ứng của chức danh bổ nhiệm;
- Công chức quy hoạch chức danh Vụ trưởng và tương đương trở xuống:
+ Đối tượng 1 phải đáp ứng tiêu chuẩn lý luận chính trị tương ứng của chức danh bổ nhiệm;
+ Đối tượng 2 có thể chưa đảm bảo tiêu chuẩn lý luận chính trị nhưng sau khi được quy hoạch phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để hoàn thiện tiêu chuẩn lý luận chính trị theo quy định.
(3) Chưa nhất thiết phải đáp ứng ngay các tiêu chuẩn: Kinh qua chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp dưới, trình độ quản lý nhà nước...
Có được thực hiện đồng thời quy trình bổ sung quy hoạch với quy trình bổ nhiệm vào một chức danh lãnh đạo, quản lý không?
Căn cứ khoản 7 Điều 2 Quy định quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 766/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về nguyên tắc quy hoạch như sau:
Nguyên tắc quy hoạch
...
5. Công tác quy hoạch phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ công chức, dự báo được nhu cầu trước mắt và lâu dài. Quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý phải thực hiện từ dưới lên trên; kết quả quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp dưới là cơ sở để xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp trên.
6. Không quy hoạch chức danh lãnh đạo mà công chức hiện đang đảm nhiệm, các đồng chí đương nhiệm nếu có triển vọng phát triển thì đưa vào quy hoạch chức vụ cao hơn.
7. Chỉ quy hoạch chức danh cao hơn, mỗi chức danh lãnh đạo, quản lý quy hoạch không quá ba công chức, một công chức quy hoạch không quá ba chức danh ở cùng một cấp phê duyệt quy hoạch. Không thực hiện đồng thời quy trình bổ sung quy hoạch với quy trình bổ nhiệm vào một chức danh lãnh đạo, quản lý. Việc thực hiện quy trình bổ nhiệm vào chức danh quy hoạch chỉ được thực hiện sau khi phê duyệt quy hoạch ít nhất 03 tháng.
Như vậy, theo quy định thì không được thực hiện đồng thời quy trình bổ sung quy hoạch với quy trình bổ nhiệm vào một chức danh lãnh đạo, quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.