Công chức làm công tác tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp Thành phố Hồ Chí Minh được bồi dưỡng bao nhiêu?
- Chế độ bồi dưỡng đối với công chức làm công tác tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp Thành phố Hồ Chí Minh được tính thế nào?
- Công chức làm công tác tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp Thành phố Hồ Chí Minh được bồi dưỡng bao nhiêu?
- Cơ quan nào chi trả tiền bồi dưỡng cho công chức làm công tác tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp Thành phố?
Chế độ bồi dưỡng đối với công chức làm công tác tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp Thành phố Hồ Chí Minh được tính thế nào?
Theo Điều 1 Quy định về chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Nghị quyết 14/2017/NQ-HĐND quy định chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại các Trụ sở tiếp công dân và địa điểm tiếp công dân sau:
Phạm vi điều chỉnh
Chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại các Trụ sở tiếp công dân và địa điểm tiếp công dân sau:
1. Trụ sở tiếp công dân cấp Thành phố; địa điểm tiếp công dân của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; cơ quan trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; Trụ sở tiếp công dân cấp huyện; địa điểm tiếp công dân của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; địa điểm tiếp công dân cấp xã.
2. Địa điểm tiếp công dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội cấp Thành phố; địa điểm tiếp công dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện.
3. Địa điểm tiếp công dân tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố; địa điểm tiếp công dân tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Theo Điều 3 Quy định về chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Nghị quyết 14/2017/NQ-HĐND quy định như sau:
Nguyên tắc áp dụng
1. Chế độ bồi dưỡng được tính theo ngày làm việc theo quy định đối với các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định này.
2. Chế độ bồi dưỡng được tính theo ngày làm việc thực tế đối với các đối tượng khác được quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 2 Quyết định này.
Trường hợp các đối tượng này khi tham gia tiếp công dân xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân từ 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc trở lên thì được hưởng toàn bộ mức chi bồi dưỡng, nếu dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc thì được hưởng 50% mức chi bồi dưỡng quy định.
Theo quy định thì chế độ bồi dưỡng đối với công chức làm công tác tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp Thành phố Hồ Chí Minh được tính theo ngày làm việc.
Công chức làm công tác tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp Thành phố Hồ Chí Minh được bồi dưỡng bao nhiêu?
Theo Điều 3 Quy định về chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Nghị quyết 14/2017/NQ-HĐND quy định như sau:
Mức chi
1. Các đối tượng được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Quyết định này mà chưa được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề, khi làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân được bồi dưỡng 120.000 đồng/1 ngày/1 người; trường hợp đang được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thì được bồi dưỡng 96.000 đồng/1 ngày/1 người.
2. Các đối tượng được quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 2 Quyết định này được bồi dưỡng 60.000 đồng/1 ngày/1 người.
Theo quy định về mức chi bồi dưỡng đối với công chức làm công tác tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
- Công chức chưa được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề, khi làm nhiệm vụ tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp Thành phố Hồ Chí Minh được bồi dưỡng 120.000 đồng/1 ngày/1 người
- Trường hợp công chức đang được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thì được bồi dưỡng 96.000 đồng/1 ngày/1 người.
Công chức làm công tác tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp Thành phố Hồ Chí Minh được bồi dưỡng bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào chi trả tiền bồi dưỡng cho công chức làm công tác tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp Thành phố?
Theo khoản 1 Điều 5 Quy định về chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Nghị quyết 14/2017/NQ-HĐND quy định như sau:
Nguồn kinh phí chi trả
1. Đối với các cơ quan thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định này: cân đối từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành và bố trí trong dự toán nguồn kinh phí không thực hiện tự chủ hàng năm của cơ quan để thực hiện.
2. Đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp: được ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành bảo đảm theo nguyên tắc ngân sách nhà nước cấp phần chênh lệch giữa dự toán chi theo quy định với các nguồn thu theo Điều lệ của các tổ chức này để thực hiện.
3. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập: cân đối từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị để thực hiện.
4. Tiền bồi dưỡng cho các đối tượng được quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 2 Quyết định này thuộc biên chế trả lương của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm chi trả.
5. Tiền bồi dưỡng cho các đối tượng được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 2 Quyết định này do cơ quan có thẩm quyền mời, triệu tập phối hợp chi trả.
Theo quy định tiền bồi dưỡng cho công chức làm công tác tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp Thành phố Hồ Chí Minh thuộc biên chế trả lương của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm chi trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.