Công chức không giữ chức vụ quản lý đã bị khiển trách mà còn tái phạm thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức nào?

Tôi có thắc mắc như sau: Công chức không giữ chức vụ quản lý đã bị khiển trách mà còn tái phạm thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức nào? Căn cứ nào để xác định mức độ hành vi vi phạm khi công chức không giữ chức vụ quản lý có vi phạm? Chị D (Lâm Đồng) có câu hỏi.

Công chức không giữ chức vụ quản lý đã bị khiển trách mà còn tái phạm thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức nào?

Công chức không giữ chức vụ quản lý đã bị khiển trách mà còn tái phạm thì bị xử lý kỷ luật theo Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, nội dung như sau:

Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với cán bộ, công chức
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách theo quy định tại Điều 8 Nghị định này mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;
3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.

Như vậy, công chức không giữ chức vụ quản lý đã bị khiển trách mà còn tái phạm thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.

Công chức không giữ chức vụ quản lý đã bị khiển trách mà còn tái phạm thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức nào?

Công chức không giữ chức vụ quản lý đã bị khiển trách mà còn tái phạm thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức nào?(Hình từ Internet)

Căn cứ nào để xác định mức độ hành vi vi phạm khi công chức không giữ chức vụ quản lý có vi phạm?

Căn cứ nào để xác định mức độ hành vi vi phạm khi công chức không giữ chức vụ quản lý có vi phạm được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, nội dung như sau:

Các hành vi bị xử lý kỷ luật
2. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Như vậy, căn cứ để xác định mức độ hành vi vi phạm khi công chức không giữ chức vụ quản lý có vi phạm dựa vào tính chất, mức độ tác hại và phạm vi tác động của hành vi vi phạm. Những hành vi vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại càng lớn và phạm vi tác động càng rộng thì mức độ hành vi vi phạm được xác định là càng nghiêm trọng.

Thời hạn xử lý kỷ luật vi phạm của công chức không giữ chức vụ quản lý?

Thời hạn xử lý kỷ luật vi phạm của công chức không giữ chức vụ quản lý được quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP, nội dung như sau:

Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
5. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức hoặc từ khi cấp có thẩm quyền kết luận cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải bảo đảm xử lý kỷ luật trong thời hạn theo quy định. Nếu hết thời hạn xử lý kỷ luật mà chưa ban hành quyết định xử lý kỷ luật thì chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành và phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật nếu hành vi vi phạm còn trong thời hiệu.

Như vậy, thời hạn xử lý kỷ luật được tính từ khi phát hiện hành vi vi phạm hoặc từ khi cấp có thẩm quyền kết luận cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.

Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày, trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.

Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải bảo đảm xử lý kỷ luật trong thời hạn theo quy định. Nếu hết thời hạn xử lý kỷ luật mà chưa ban hành quyết định xử lý kỷ luật thì chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành và phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật nếu hành vi vi phạm còn trong thời hiệu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

516 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào