Công chức giữ chức vụ lãnh đạo trong Tòa án nhân dân bị phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong những trường hợp nào?

Cho tôi hỏi công chức giữ chức vụ lãnh đạo trong Tòa án nhân dân bị phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong những trường hợp nào? Trường hợp công chức không nhất trí với kết luận phân loại đánh giá thì có được quyền khiếu nại không? Câu hỏi của anh Hoàng từ Đà Nẵng.

Nội dung phân loại đánh giá đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo trong Tòa án nhân dân bao gồm những gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Quy chế đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 quy định về nội dung đánh giá công chức như sau:

Nội dung đánh giá công chức
1. Công chức được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
c) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
đ) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
e) Thái độ phục vụ nhân dân.
2. Ngoài những quy định tại khoản 1 Điều này, công chức lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý tại Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Ban Chấp hành Trung ương;
b) Kết quả hoạt động của đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;
c) Năng lực lãnh đạo, quản lý;
d) Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.

Như vậy, theo quy định thì nội dung phân loại đánh giá đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo bao gồm:

(1) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

(2) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

(3) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

(4) Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;

(5) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;

(6) Thái độ phục vụ nhân dân.

(7) Khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý tại Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Ban Chấp hành Trung ương;

(7) Kết quả hoạt động của đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;

(8) Năng lực lãnh đạo, quản lý;

(9) Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.

Công chức giữ chức vụ lãnh đạo trong Tòa án nhân dân bị phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong những trường hợp nào?

Nội dung phân loại đánh giá đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo trong Tòa án nhân dân bao gồm những gì? (Hình từ Internet)

Công chức giữ chức vụ lãnh đạo trong Tòa án nhân dân bị phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong những trường hợp nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 16 Quy chế đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 quy định tiêu chí phân loại đánh giá công chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ như sau:

Tiêu chí phân loại đánh giá công chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ
...
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Cấp có thẩm quyền quản lý công chức đánh giá là có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa;
b) Có trên 50% các tiêu chí về chức trách, nhiệm vụ được đánh giá không hoàn thành;
c) Đơn vị phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao hoặc đề ra;
d) Đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo quản lý trực tiếp hoặc liên quan trực tiếp đến tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách và bị xử lý theo quy định của pháp luật;
đ) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục;
e) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý xảy ra mất đoàn kết;
g) Cá nhân bị xử lý kỷ luật, xử lý trách nhiệm theo Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân trong năm đánh giá.

Như vậy, theo quy định, công chức giữ chức vụ lãnh đạo có thể bị phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ nếu có một trong các tiêu chí sau đây:

(1) Cấp có thẩm quyền quản lý công chức đánh giá là có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa;

(2) Có trên 50% các tiêu chí về chức trách, nhiệm vụ được đánh giá không hoàn thành;

(3) Đơn vị phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao hoặc đề ra;

(4) Đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo quản lý trực tiếp hoặc liên quan trực tiếp đến tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách và bị xử lý theo quy định của pháp luật;

(5) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục;

(6) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý xảy ra mất đoàn kết;

(7) Cá nhân bị xử lý kỷ luật, xử lý trách nhiệm theo Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân trong năm đánh giá.

Trường hợp công chức không nhất trí với kết luận phân loại đánh giá thì có được quyền khiếu nại không?

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Quy chế đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 quy định như sau;

Thông báo kết quả và lưu giữ tài liệu đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động
1. Thông báo kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động
a) Kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động phải được thông báo bằng văn bản cho công chức, viên chức, người lao động sau 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của người có thẩm quyền đánh giá.
b) Sau khi nhận được thông báo kết quả đánh giá, phân loại, nếu công chức, viên chức, người lao động không nhất trí với kết luận đánh giá, phân loại thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
...

Như vậy, sau khi nhận được thông báo kết quả phân loại đánh giá nếu công chức không nhất trí với kết luận đánh giá, phân loại thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

833 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào