Công chức cấp xã bị mất năng lực hành vi dân sự thì có bị xử lý kỷ luật hay không?
Thế nào là mất năng lực hành vi dân sự?
Căn cứ Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người mất năng lực hành vi dân sự như sau:
“1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”
Như vậy, một người đã được yêu cầu giám định tâm thần và đã bị tòa án ra quyết định tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự, do người đó bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức làm chủ hành vi.
Công chức cấp xã bị mất năng lực hành vi dân sự thì có bị xử lý kỷ luật hay không?
Công chức cấp xã là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về cán bộ, công chức như sau:
“2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
Như vậy, công chức phải là một công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh trong bộ máy nhà nước và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Các hình thức kỷ luật công chức ra sao?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các hình thức kỷ luật công chức như sau:
“1. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Buộc thôi việc.
2. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.”
Như vậy, đối với các chức danh công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì chỉ có 4 hình thức kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương và buộc thôi việc). Tuy nhiên đối với những công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có thêm 2 hình thức kỷ luật khác (giáng chức và cách chức). Do đó trường hợp trên làm chức vụ Trưởng công an xã là công chức và bị kỷ luật bằng hình thức “buộc thôi việc” là hình thức kỷ luật ở mức cao nhất.
Công chức cấp xã bị mất năng lực hành vi dân sự có bị xử lý kỷ luật hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật như sau:
“1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
2. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.
3. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
4. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.”
Như vậy, trường hợp nêu trên của bạn thì người này đã được cơ quan có thẩm quyền giám định tâm thần và đã bị tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự sau khi bị ra quyết định kỷ luật vài ngày thì người này thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.