Công chức Bộ Tư pháp sau khi tham gia Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật phải thông thạo bao nhiêu ngoại ngữ?
- Chương trình Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật của Bộ Tư pháp phải đảm bảo được những yêu cầu gì?
- Công chức Bộ Tư pháp sau khi tham gia Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật phải thông thạo bao nhiêu ngoại ngữ?
- Chương trình Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật của Bộ Tư pháp có những phương thức đào tạo nào?
Chương trình Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật của Bộ Tư pháp phải đảm bảo được những yêu cầu gì?
Căn cứ Điều 2 Mục I Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức chuyên sâu về pháp luật của Bộ Tư pháp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 1805/QĐ-BTP năm 2021 quy định về yêu cầu đối với Quy hoạch như sau:
MỤC TIÊU, YÊU CẦU
...
2. Yêu cầu của Quy hoạch
- Quy hoạch phải có tính tiếp nối, kế thừa và phát triển các kết quả đã đạt được của việc triển khai thực hiện Quyết định số 1340/QĐ-BTP ngày 09/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức trẻ có trình độ chuyên môn sâu của Bộ Tư pháp giai đoạn 2014 - 2020.
- Việc quy hoạch phải bảo đảm thống nhất, đồng bộ và khả thi từ khâu lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng đến sử dụng, phân công, bố trí công việc; có cơ chế, chính sách đãi ngộ và tôn vinh hợp lý để giữ chân đội ngũ công chức, viên chức được quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về pháp luật của Bộ Tư pháp.
- Việc đào tạo, bồi dưỡng phải có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo tính chuyên sâu, phân nhóm theo từng nhóm lĩnh vực pháp luật cụ thể.
- Việc đào tạo, bồi dưỡng phải mang tính thường xuyên, liên tục, có tính kế thừa và phù hợp với lĩnh vực chuyên sâu của công chức, viên chức được quy hoạch; có sự kết nối giữa việc cử đi đào tạo, bồi dưỡng với đào tạo tại chỗ để ứng dụng các kiến thức đã học trong triển khai công việc.
Như vậy, chương trình Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật của Bộ Tư pháp phải đảm bảo được những yêu cầu theo quy định pháp luật nêu trên.
Công chức Bộ Tư pháp sau khi tham gia Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật phải thông thạo bao nhiêu ngoại ngữ?
Căn cứ Điều 1 Mục I Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức chuyên sâu về pháp luật của Bộ Tư pháp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 1805/QĐ-BTP năm 2021 quy định về mục tiêu đầu ra của Quy hoạch như sau:
MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
...
1.2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025:
- Phấn đấu 100% công chức, viên chức trong quy hoạch được đào tạo ở trình độ tiến sỹ hoặc đào tạo sau tiến sỹ về đúng lĩnh vực được quy hoạch.
- 80% công chức, viên chức trong quy hoạch được đào tạo, bồi dưỡng để có thể sử dụng thông thạo ít nhất 01 ngoại ngữ.
- 100% công chức, viên chức trong quy hoạch được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ theo đúng lĩnh vực quy hoạch do các chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy; các khóa đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ.
b) Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030:
- Phấn đấu 100% công chức, viên chức trong quy hoạch có trình độ tiến sỹ.
- 100% công chức, viên chức trong quy hoạch có khả năng sử dụng thông thạo ít nhất 01 ngoại ngữ.
- Sử dụng hiệu quả đội ngũ công chức, viên chức trong quy hoạch vào công tác nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực pháp luật.
c) Mục tiêu đầu ra:
Công chức, viên chức được Quy hoạch, sau khi được đào tạo, bồi dưỡng cần đáp ứng các yêu cầu:
- Có khả năng nghiên cứu khoa học pháp lý chuyên sâu, phân tích để đưa ra định hướng trong công tác xây dựng hệ thống pháp luật của Việt Nam.
- Có năng lực nghiên cứu pháp luật và kinh nghiệm nước ngoài về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và đề xuất áp dụng đối với Việt Nam.
- Có trình độ, năng lực, khả năng đề xuất, hoạch định và tổ chức thực thi chính sách pháp luật phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.
- Có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn để làm sáng tỏ và lý giải thỏa đáng các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
- Có khả năng sử dụng thông thạo ít nhất 01 ngoại ngữ.
...
Theo đó, mục tiêu đầu ra của Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật là mỗi công chức Bộ Tư pháp sau khi hoàn thành đào tạo bồi dưỡng theo quy hoạch phải sử dụng thông thạo được ít nhất 01 ngoại ngữ.
Công chức Bộ Tư pháp sau khi tham gia Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật phải thông thạo bao nhiêu ngoại ngữ? (Hình từ Internet)
Chương trình Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật của Bộ Tư pháp có những phương thức đào tạo nào?
Theo Điều 2 Mục III Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức chuyên sâu về pháp luật của Bộ Tư pháp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 1805/QĐ-BTP năm 2021 thì chương trình Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên sâu về pháp luật của Bộ Tư pháp có những phương thức đào tạo sau:
(1) Chọn, cử công chức, viên chức trong quy hoạch chưa có trình độ tiến sỹ tham gia dự tuyển các khóa đào tạo tiến sỹ ở trong và ngoài nước.
(2) Chọn, cử công chức, viên chức trong quy hoạch đã có trình độ tiến sỹ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng sau tiến sỹ ở trong và ngoài nước theo định hướng đào tạo, bồi dưỡng tiến sỹ khoa học.
(3) Tổ chức các lớp bồi dưỡng hoặc chọn, cử công chức, viên chức trong quy hoạch tham gia các lớp bồi dưỡng, các khóa đào tạo chuyên sâu theo đúng lĩnh vực quy hoạch ở trong và ngoài nước.
(4) Tổ chức các lớp hoặc chọn, cử công chức, viên chức trong quy hoạch tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ do Bộ, Ngành tổ chức hoặc do các Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có uy tín tổ chức.
(5) Chọn cử công chức, viên chức trong quy hoạch tham gia thực hiện các nhiệm vụ xây dựng văn bản, nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ quan trọng khác theo phân công của Lãnh đạo Bộ.
(6) Chọn, cử công chức, viên chức trong quy hoạch đi làm việc tại các cơ quan, tổ chức thực hành về luật, xây dựng pháp luật ở trong và ngoài nước phù hợp với lĩnh vực chuyên sâu được quy hoạch theo hình thức vừa học vừa làm hoặc thực tập có trả lương.
(7) Tổ chức các Hội thảo, làm việc nhóm để chia sẻ kinh nghiệm về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho công chức, viên chức trong quy hoạch.
(8) Đào tạo tại chỗ gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị thông qua việc phân công công việc chuyên môn của đơn vị và của Bộ Tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.