Công an xã có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế không? Hành vi không ghi đầy đủ tên thuốc vào đơn thuốc trong thời gian điều trị nội trú có bị phạt?

Tôi muốn biết việc bác sĩ không ghi đầy đủ tên thuốc vào đơn thuốc trong thời gian điều trị nội trú có bị phạt? Nếu có bị phạt thì công an xã có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế không? Mong được giải đáp!

Không ghi đầy đủ tên thuốc vào đơn thuốc trong thời gian điều trị nội trú có bị phạt?

Căn cứ Điều 41 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có điều trị nội trú và trong thời gian lưu người bệnh ngoại trú để theo dõi như sau:

(1) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc hoặc bệnh án các thông tin về tên thuốc, số lượng, hàm lượng, liều dùng, đường dùng và thời gian dùng thuốc khi kê đơn thuốc theo quy định của pháp luật;

b) Không kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, tên thuốc và chất lượng thuốc khi cấp phát thuốc cho người bệnh;

c) Không đối chiếu đơn thuốc với các thông tin về nồng độ, hàm lượng, số lượng khi nhận thuốc và hạn dùng ghi trên phiếu lĩnh thuốc, nhãn thuốc khi cấp phát thuốc cho người bệnh;

d) Không đối chiếu họ tên người bệnh, tên thuốc, dạng thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, thời gian dùng trước khi cho người bệnh sử dụng thuốc;

đ) Không ghi chép đầy đủ thời gian cấp phát thuốc cho người bệnh;

e) Không theo dõi và ghi diễn biến lâm sàng của người bệnh sau khi sử dụng thuốc vào hồ sơ bệnh án; không phát hiện kịp thời các tai biến và báo cho người hành nghề trực tiếp điều trị khi cấp phát thuốc cho người bệnh.

(2) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không theo dõi tác dụng và không xử lý kịp thời tai biến do dùng thuốc ở người bệnh do mình trực tiếp điều trị và chỉ định dùng thuốc.

(3) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Kê đơn thuốc biệt dược đắt tiền không cần thiết nhằm mục đích vụ lợi;

b) Kê đơn thuốc không phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh;

c) Kê vào đơn thuốc các sản phẩm không được kê đơn theo quy định của pháp luật;

d) Kê đơn thuốc không phù hợp với hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận; hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của cơ sở khám, chữa bệnh, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu hành, dược thư quốc gia của Việt Nam.

(4) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc hết hạn sử dụng hoặc thuốc không bảo đảm chất lượng hoặc thuốc chưa được cấp giấy phép nhập khẩu hoặc thuốc chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, trừ trường hợp không phải cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành theo quy định của pháp luật.

Do đó, nếu bác sĩ không ghi đầy đủ hoặc không ghi rõ ràng vào đơn thuốc các thông tin về thuốc, số lượng… thì sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Bác sĩ không ghi đầy đủ tên thuốc trong đơn thuốc có bị phạt?

Bác sĩ không ghi đầy đủ tên thuốc trong đơn thuốc có bị phạt?

Mức phạt bổ sung đối với hành vi không ghi đầy đủ tên thuốc vào đơn thuốc trong thời gian điều trị nội trú là gì?

Căn cứ khoản 5 Điều 41 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt bổ sung như sau:

- Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 1 và các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

Do đó, ngoài mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng được quy định ở nội dung trên, bác sĩ còn phải bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.

Công an xã có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế không?

Căn cứ Điều 113 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:

Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế bao gồm:

- Người có thẩm quyền xử phạt được quy định tại Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Công chức, viên chức thuộc ngành y tế, bảo hiểm xã hội, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và công chức, viên chức trong các cơ quan được quy định tại Điều 112 Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Dựa theo quy định tại Nghị định này thì trưởng công an xã có quyền lập biên bản xử phạt trong tình huống này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,795 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào