Công an nhân dân xử lý thông tin tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình như thế nào? Công dân có thể tố cáo thông qua các hình thức nào?
Bộ trưởng Bộ Công an tiến hành giải quyết tố cáo trong các trường hợp nào?
Căn cứ vào khoản 6 Điều 5 Nghị định 22/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Công an nhân dân như sau:
Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Công an nhân dân
...
6. Bộ trưởng giải quyết tố cáo đối với Cục trưởng, Phó Cục trưởng hoặc tương đương thuộc cơ quan bộ, Giám đốc, Phó Giám đốc Công an cấp tỉnh, cán bộ khác do Bộ trưởng trực tiếp quản lý (nếu có); giải quyết tố cáo đơn vị Công an cấp tỉnh, cấp cục và tương đương cấp cục.
...
Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 8 Thông tư 85/2020/TT-BCA quy định về việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành như sau:
Thẩm quyền giải quyết tố cáo
Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP. Trường hợp người bị tố cáo là cán bộ Công an xã, thị trấn không thuộc biên chế lực lượng Công an nhân dân thì thực hiện theo quy định tại Điều 12 Luật Tố cáo.
Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng Bộ Công an thụ lý, giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới có nội dung tố cáo phức tạp, gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành Công an.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Công an tiến hành giải quyết tố cáo trong các trường hợp sau:
- Tố cáo đối với Cục trưởng, Phó Cục trưởng hoặc tương đương thuộc cơ quan bộ, Giám đốc, Phó Giám đốc Công an cấp tỉnh, cán bộ khác do Bộ trưởng trực tiếp quản lý (nếu có); giải quyết tố cáo đơn vị Công an cấp tỉnh, cấp cục và tương đương cấp cục.
- Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng Bộ Công an thụ lý, giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới có nội dung tố cáo phức tạp, gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành Công an.
Giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Công dân có thể tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của lực lượng Công an nhân dân thông qua các hình thức nào?
Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 85/2020/TT-BCA quy định về việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành như sau:
Hình thức tố cáo
1. Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền theo quy định tại Điều 22 và khoản 1, 2 Điều 23 Luật Tố cáo.
2. Trường hợp phản ánh hành vi tham nhũng của cán bộ, chiến sĩ Công an qua phương tiện thông tin đại chúng, đường dây điện thoại nóng hoặc qua cổng thông tin điện tử thì xử lý theo quy định của Chính phủ và Bộ Công an về công tác phòng, chống tham nhũng.
Như vậy, công dân có thể tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của lực lượng Công an nhân dân thông qua các hình thức sau:
- Viết đơn tố cáo;
- Trình bày trực tiếp tại cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền theo quy định tại Điều 22 Luật Tố cáo 2018 và khoản 1 và khoản 2 Điều 23 Luật Tố cáo 2018;
- Ngoài ra, có thể phản án hành vi tham nhũng của cán bộ, chiến sĩ Công an qua phương tiện thông tin đại chúng, đường dây điện thoại nóng hoặc qua cổng thông tin điện tử.
Công an nhân dân xử lý thông tin tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình như thế nào?
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 85/2020/TT-BCA quy định về việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành như sau:
Xử lý thông tin tố cáo không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết của Công an nhân dân
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan, đơn vị Công an nhận được thông tin tố cáo, nếu không thuộc thẩm quyền thì phải chuyển đến cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, giải quyết như sau:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức ngoài Công an nhân dân nhưng không có dấu hiệu tội phạm hoặc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, không thuộc trách nhiệm giải quyết của Công an thì chuyển đến người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó xem xét, giải quyết theo quy định tại Điều 12 Luật Tố cáo hoặc chuyển đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Tố cáo và thông báo cho người tố cáo biết;
b) Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
2. Trường hợp nhận được thông tin tố cáo không thuộc trách nhiệm giải quyết của Công an nhân dân mà tố cáo đó được gửi đồng thời đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; tố cáo trùng nội dung đã được hướng dẫn chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết thì lưu đơn, không xử lý.
Như vậy, nếu như Công an nhân dân nhận được tố cáo không thuộc thẩm quyền của mình thì đơn vị Công an nhận được thông tin tố cáo đó có trách nhiệm chuyển đơn tố cáo đó đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn 05 ngày làm việc.
- Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
- Trường hợp nhận được thông tin tố cáo không thuộc trách nhiệm giải quyết của Công an nhân dân mà tố cáo đó được gửi đồng thời đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; tố cáo trùng nội dung đã được hướng dẫn chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết thì lưu đơn, không xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.