Cồn ở miền Tây là gì? Cồn và Cù lao có phải là một không? Có được xây dựng nhà trong phạm vi lòng sông, cù lao không?

Cồn ở miền Tây là gì? Tứ linh cồn ở Miền tây là những cồn nào? Cồn và Cù lao có phải là một không? Cù lao được quy định như thế nào theo pháp luật hiện nay? Có được xây dựng nhà trong phạm vi lòng sông, cù lao không?

Cồn ở miền Tây là gì? Tứ linh cồn ở Miền tây là ở đâu?

Một trào lưu mới mang tên "đám giỗ bên cồn" ở miền Tây đang gây bão trên mạng xã hội, đặc biệt là trong giới trẻ, khiến không ít người tò mò về nguồn gốc và ý nghĩa thực sự của nó. Vậy "cồn" ở miền Tây là gì?

"Cồn" là những phần đất nổi lên giữa dòng sông, được tạo ra bởi quá trình bồi đắp phù sa qua nhiều năm tháng, có thể hiểu cồn như một hòn đảo nhỏ giữa lòng sông.

Đây là hình ảnh hết sức quen thuộc với người dân Nam Bộ. Những người sống bên cồn có một cuộc sống gắn bó mật thiết với sông nước, vườn tược và những nghề nông truyền thống lâu đời.

Tứ linh cồn ở Miền tây là ở đâu?

Tứ Linh Cồn nằm trên dòng sông Tiền, một trong những con sông lớn và quan trọng của miền Tây Nam Bộ. Trong số đó, Cồn Long và Cồn Lân tọa lạc tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, là hai hòn đảo nổi bật trong khu vực. Còn Cồn Phụng và Cồn Quy, hai địa danh khác không kém phần hấp dẫn, nằm ở xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

Những cồn này đều có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp và đặc trưng văn hóa vùng sông nước. Tứ Linh Cồn không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa của đồng bằng sông Cửu Long.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Cồn ở miền Tây là gì? Cồn và Cù lao có phải là một không? Có được xây dựng nhà ở trong phạm vi lòng sông, cù lao không?

Cồn ở miền Tây là gì? Cồn và Cù lao có phải là một không? Có được xây dựng nhà ở trong phạm vi lòng sông, cù lao không? (Hình từ Internet)

Cồn và Cù lao có phải là một không?

Căn cứ tại khoản 19 Điều 3 Luật Đê điều 2006 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 như sau:

Giải thích từ ngữ
...
18. Bãi sông là vùng đất có phạm vi từ biên ngoài hành lang bảo vệ đê điều trở ra đến bờ sông.
19. Bãi nổi hoặc cù lao là vùng đất nổi trong phạm vi lòng sông
20. Lòng sông là phạm vi giữa hai bờ sông.
...

Theo đó, cù lao là vùng đất nổi trong phạm vi lòng sông.

Như vậy, cồn và cù lao có thể hiểu là một. Tuy nhiên, cồn được xem là có diện tích nhỏ hơn, và cù lao được dùng khi có người đến sinh sống.

Cồn gắn liền với nhiều nét văn hóa đặc trưng của vùng sông nước như các lễ hội truyền thống, ẩm thực dân dã, trong khi cù lao được dùng khi có người đến sinh sống.

Có được xây dựng nhà ở trong phạm vi lòng sông, cù lao không?

Căn cứ Điều 7 Luật Đê điều 2006 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phá hoại đê điều.
2. Nổ, phá gây nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Luật này quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê.
3. Vận hành trái quy chuẩn kỹ thuật đối với công trình phân lũ, làm chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều.
4. Vận hành hồ chứa nước thượng lưu trái quy chuẩn kỹ thuật gây ảnh hưởng đến đê điều.
5. Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều và phạm vi lòng sông không gồm bãi nổi hoặc cù lao, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt.”;
6. Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; sử dụng xe cơ giới đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa.
7. Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.”;
8. Chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.
9. Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê, trừ trường hợp khai thác cây chắn sóng quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.
10. Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác, đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều, các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ nhưng không có biện pháp xử lý, khắc phục.
11. Sử dụng sai mục đích ngân sách đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều.

Như vậy, pháp luật nghiêm cấm xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi lòng sông không gồm bãi nổi hoặc cù lao.

Tuy nhiên, trừ trường hợp là công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt.

Đồng thời, hành vi xây dựng nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều và phạm vi lòng sông không bao gồm bãi nổi hoặc cù lao, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt sẽ bị xử phạt theo Điều 32 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,468 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào