Con người có thể bị thương tích bởi quạt công nghiệp không? Việc giảm rủi ro gây thương tích được quy định thế nào?

Tôi có một câu hỏi liên quan đến quạt công nghiệp. Cho tôi hỏi con người có thể bị thương tích bởi quạt công nghiệp không? Việc giảm rủi ro gây thương tích được quy định thế nào? Câu hỏi của chị N.T.K ở Đồng Nai.

Con người có thể bị thương tích bởi quạt công nghiệp không?

Mối nguy hiểm từ quạt công nghiệp được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9071:2011 như sau:

Các mối nguy hiểm từ quạt
Con người có thể bị thương tích bởi quạt do:
a) bị kẹt giữa các bộ phận di động và đứng yên, ví dụ bộ cánh quạt và vỏ hoặc bộ phận cố định khác của quạt;
b) bị kẹt giữa hai bộ phận di động, ví dụ đai truyền và bánh đai;
c) bị hút vào cửa vào của quạt bởi di chuyển của không khí, dẫn đến tiếp xúc với trục quay hoặc bộ cánh quạt quay;
d) tiếp xúc với một bộ phận chuyển động, ví dụ như bộ cánh quạt;
e) đồ vật bị hút vào cửa vào của quạt và phóng ra với tốc độ cao ở cửa xả hoặc cửa vào của quạt;
f) hư hỏng kết cấu của các bộ phận, chi tiết của quạt;
g) tiếp xúc với các bề mặt có nhiệt độ cực hạn của quạt (nghĩa là thấp hơn – 20°C hoặc lớn hơn +50°C);
h) sự phát ra tiếng ồn gây ra bởi các che chắn;
i) ngay cả khi quạt đã được ngắt mạch, các chi tiết quay vẫn có thể quay do gió tự nhiên được dẫn động qua quạt hoặc gió từ quạt trong các bộ phận khác của hệ thống ống dẫn được nối với quạt; tình trạng này có thể gây ra thương tích do tiếp xúc với bộ phận chuyển động như một bộ phận cánh quạt;
j) mở trái phép các cửa vào được trang bị quạt hoặc nối với các đường ống dẫn, nếu trường hợp này xảy ra trong khi quạt đang vận hành thì có thể gây ra thương tích do bị hút vào cửa vào của quạt bởi di chuyển của không khí dẫn đến tiếp xúc với trục hoặc bộ cánh quạt đang quay hoặc tiếp xúc với một bộ phận chuyển động như một bộ cánh quạt.
...

Theo đó, con người có thể bị thương tích bởi quạt công quạt bởi những nguyên nhân được quy định tại Mục 4 nêu trên.

Quạt công nghiệp

Quạt công nghiệp (Hình từ Internet)

Đánh giá rủi ro gây thương tích áp dụng cho quạt công nghiệp quy định ra sao?

Việc đánh giá rủi ro gây thương tích áp dụng cho quạt công nghiệp được thực hiện theo quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9071:2011 như sau:

Đánh giá rủi ro
Đánh giá định tính rủi ro gây thương tích từ quạt chỉ ra rằng nếu không có các biện pháp bảo vệ an toàn được thực hiện thì rủi ro này có thể là rất đáng kể và không thể chấp nhận được.
Tùy theo công suất của quạt và mối nguy hiểm có liên quan, thương tích có thể là nghiêm trọng hoặc thậm chí gây chết người.
Các mối nguy hiểm trong các điều 4a) đến f) được đánh giá là các mối nguy hiểm có tiềm năng gây thương tích lớn nhất.
Kết luận được đưa ra là phải thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn để giảm rủi ro tới mức tối thiểu.
Khi có rủi ro còn dư phải tuân theo “kỹ thuật làm việc an toàn” và phải đặc biệt chú ý tới các khía cạnh an toàn của “thông tin cho sử dụng”.

Theo quy định trên, đánh giá định tính rủi ro gây thương tích từ quạt chỉ ra rằng nếu không có các biện pháp bảo vệ an toàn được thực hiện thì rủi ro này có thể là rất đáng kể và không thể chấp nhận được.

Việc giảm rủi ro gây thương tích áp dụng cho quạt công nghiệp được quy định thế nào?

Giảm rủi ro gây thương tích áp dụng cho quạt công nghiệp được quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9071:2011 như sau:

Giảm rủi ro
Các nguyên tắc cơ bản để giảm rủi ro gây thương tích có thể áp dụng được cho quạt là:
a) nhận biết hoặc hiểu biết các mối nguy hiểm. (khi mối nguy hiểm không nhìn thấy được hoặc là hiển nhiên, như ở các cửa vào thì phải gắn cố định một dấu hiệu cảnh báo thích hợp phù hợp với ISO 3864 vào cửa, ở vị trí nhìn thấy được rõ ràng),
b) loại bỏ hoặc tránh các mối nguy hiểm, bao gồm cả các biện pháp để giảm tỷ lệ thương tích có thể xẩy ra;
c) Sử dụng các che chắn bảo vệ thân thể,
d) sử dụng “kỹ thuật làm việc an toàn”,
e) nhấn mạnh các khía cạnh an toàn của “thông tin cho sử dụng”.
Một phương pháp khác để loại bỏ hoặc giảm rủi ro gây ra bởi quạt là sử dụng các khoảng cách an toàn ngăn ngừa không cho các chi trên vươn tới các vùng nguy hiểm như đã được chi tiết hoặc trong ISO 13852.
Nhà sản xuất quạt luôn không thể đảm bảo chắc chắn được rằng quạt sẽ đảm bảo được yêu cầu về an toàn ở vị trí lắp đặt của nó. Ở nơi có thể hoặc người sử dụng quạt phải trang bị các che chắn. Điều này có nghĩa là các che chắn bảo vệ phải được lắp đặt phù hợp với các yêu cầu của 7.1.
Sự cần thiết phải tiếp cận quạt nhằm mục đích kiểm tra hoặc làm sạch khiến cho không thể loại trừ được che chắn hoặc bao che kiểm tra có thể tháo ra được. Vì thế các bộ phận này chỉ được tháo ra bởi những người có khả năng như đã quy định trong 7.3.3.
Một số biện pháp an toàn có độ tin cậy cao hơn so với các biện pháp khác. Thứ tự ưu tiên được xác định bởi độ tin cậy và do đó các che chắn phải được xem xét và áp dụng trước khi áp dụng kỹ thuật làm việc an toàn.

Như vậy, việc giảm rủi ro gây thương tích áp dụng cho quạt công nghiệp được thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản được quy định tại Mục 6 nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

296 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào