Con có nghĩa vụ trả nợ thay cho mẹ hay không khi trước đó mẹ đã tặng con một căn nhà giá trị lớn?

Tôi có thắc mắc liên quan đến nghĩa vụ trả nợ như sau: Mẹ tôi có cho tặng tôi một căn nhà. Tôi đã bán đi và mua một căn nhà khác đứng quyền sở hữu tên tôi và hiện tại mẹ tôi ở trong căn nhà đó. Tôi là người chu cấp tiền bạc nuôi dưỡng mẹ tôi từ rất lâu. Chị tôi vì tham lam nên rất tức tối vì tôi được tặng căn nhà nên hay xúi giục mẹ tôi đứng ra vay tiền để cho chị ấy. Vậy cho tôi hỏi, bây giờ khi họ đòi nợ mẹ tôi thì tôi có nghĩa vụ về pháp luật phải trả khoản nợ đó thay cho mẹ hay không? Câu hỏi của Trung Tín ở Thanh Hóa.

Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay khi nào?

Theo quy định tại Điều 464 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền sở hữu đối với tài sản vay như sau:

Quyền sở hữu đối với tài sản vay
Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.

Theo quy định trên, bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.

Trả nợ thay

Con có nghĩa vụ trả nợ thay cho mẹ hay không khi trước đó mẹ đã tặng con một căn nhà giá trị lớn? (Hình từ Internet)

Các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất vay thì tại thời điểm trả nợ lãi suất được xác định thế nào?

Căn cứ Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:

Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Theo đó, các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất vay thì tại thời điểm trả nợ lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn (không quá 20%/năm), cụ thể là 10%/năm.

Con có nghĩa vụ trả nợ thay cho mẹ hay không khi trước đó mẹ đã tặng con một căn nhà giá trị lớn?

Theo Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, đối với trường hợp câu hỏi của bạn thì theo quy định trên, người có nghĩa vụ trả nợ là mẹ của bạn – người vay.

Tuy nhiên, băn khoăn của bạn về việc mẹ đã tặng cho bạn một căn nhà có giá trị lớn thì bạn có trách nhiệm trả nợ thay cho mẹ bạn hay không.

Khi mẹ bạn tặng nhà cho bạn tức là chuyển giao quyền sở hữu cho người khác thì quyền sở hữu nhà của mẹ chấm dứt tại thời điểm tặng cho và không ràng buộc trách nhiệm với bên được tặng cho.

Nội dung này được quy định tại Điều 238 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể như sau:

Chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác
Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao.

Do đó, về mặt pháp lý thì bạn không có nghĩa vụ trả nợ thay cho mẹ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,065 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào