Cọc bê tông ly tâm là gì? Khi tiến hành thi công hạ cọc bê tông ly tâm cần tuân thủ những quy định nào?

Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ giải đáp, cụ thể như sau: Cọc bê tông ly tâm là gì? Khi tiến hành thi công hạ cọc bê tông ly tâm cần tuân thủ những quy định nào? Câu hỏi của anh P.T.Q từ Tiền Giang.

Cọc bê tông ly tâm là gì?

Cọc bê tông ly tâm được quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7201:2015 về Khoan hạ cọc bê tông ly tâm - Thi công và nghiệm thu như sau:

Thuật ngữ và định nghĩa
3.1. Cọc bê tông ly tâm
Là cọc bê tông cốt thép được sản xuất theo phương pháp quay ly tâm.
3.2. Khoan hạ cọc
Là công tác khoan tạo lỗ trong đất và dùng các biện pháp thích hợp để có thể đưa được cọc bê tông ly tâm xuống đến vị trí yêu cầu.
3.3. Khoan trước
Là khoan tạo lỗ trước khi hạ cọc.
3.4. Khoan trong
Là phương pháp khoan tạo lỗ dưới mũi cọc trong đó mũi và cần khoan được đưa qua lòng cọc.
...

Theo đó, cọc bê tông ly tâm được hiểu là cọc bê tông cốt thép được sản xuất theo phương pháp quay ly tâm.

Cọc bê tông ly tâm là gì? Khi tiến hành thi công hạ cọc bê tông ly tâm cần tuân thủ những quy định nào?

Cọc bê tông ly tâm là gì? (Hình từ Internet)

Khi tiến hành thi công hạ cọc bê tông ly tâm cần tuân thủ những quy định nào?

Yêu cầu khi tiến hành thi công hạ cọc bê tông ly tâm được quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7201:2015 về Khoan hạ cọc bê tông ly tâm - Thi công và nghiệm thu như sau:

Quy định chung
4.1. Thi công hạ cọc cần tuân thủ theo bản vẽ thiết kế và biện pháp thi công kết hợp với các dữ liệu sau (nếu có):
a) Các công trình hiện có và công trình ngầm;
b) Đường cáp điện và độ sâu lắp đặt;
c) Đường dây tải điện và biện pháp bảo vệ;
d) Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường;
e) Các điều kiện thi công khác như nguồn điện, nguồn nước, các hạng mục phục vụ thi công khác…
4.2. Cần định vị các trục móng từ các mốc chuẩn theo đúng quy định hiện hành. Mốc định vị trục phải cách trục định vị ngoài cùng tối thiểu 10 m. Biên bản bàn giao mốc định vị phải có sơ đồ bố trí mốc, tọa độ, cao trình của các mốc chuẩn được dẫn từ lưới mốc chuẩn thành phố hoặc quốc gia. Việc định vị từng cọc trong quá trình thi công phải được tiến hành dưới sự giám sát của cán bộ kỹ thuật. Lưới trục định vị phải được kiểm tra lại thường xuyên, độ sai lệch của các trục so với thiết kế không vượt quá 1 cm.
4.3. Phải có các biện pháp chống hư hỏng cọc trong quá trình chuyên chở, bảo quản và nâng hạ. Trong quá trình vận chuyển cọc phải có gối kê bằng gỗ và cố định bằng dây xích tại những vị trí cho phép. Trường hợp xếp nhiều lớp cọc thì tại mỗi lớp phải đặt gối kê trên cùng một vị trí theo phương thẳng đứng, không nên xếp cao quá 4 hàng cọc. Khi xếp cọc ở công trường, chọn chỗ bằng phẳng, ổn định, đặt gối kê đúng vị trí đồng thời chêm chặt.
...

Như vậy, theo quy định, khi tiến hành thi công hạ cọc bê tông ly tâm cần tuân thủ theo bản vẽ thiết kế và biện pháp thi công kết hợp với các dữ liệu sau (nếu có):

- Các công trình hiện có và công trình ngầm;

- Đường cáp điện và độ sâu lắp đặt;

- Đường dây tải điện và biện pháp bảo vệ;

- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường;

- Các điều kiện thi công khác như nguồn điện, nguồn nước, các hạng mục phục vụ thi công khác…

Lưu ý: Cần định vị các trục móng từ các mốc chuẩn theo đúng quy định hiện hành.

Mốc định vị trục phải cách trục định vị ngoài cùng tối thiểu 10 m.

Biên bản bàn giao mốc định vị phải có sơ đồ bố trí mốc, tọa độ, cao trình của các mốc chuẩn được dẫn từ lưới mốc chuẩn thành phố hoặc quốc gia.

Việc định vị từng cọc trong quá trình thi công phải được tiến hành dưới sự giám sát của cán bộ kỹ thuật.

Lưới trục định vị phải được kiểm tra lại thường xuyên, độ sai lệch của các trục so với thiết kế không vượt quá 1 cm.

Thiết bị và máy thi công chính được sử dụng cho các phương pháp khoan hạ cọc bê tông ly tâm gồm những gì?

Thiết bị và máy thi công chính được sử dụng cho các phương pháp khoan hạ cọc bê tông ly tâm được quy định tại tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7201:2015 về Khoan hạ cọc bê tông ly tâm - Thi công và nghiệm thu như sau:

Thiết bị và máy thi công
7.1. Yêu cầu chung
Thiết bị và máy thi công phải đủ khả năng hạ cọc vào nền đất theo yêu cầu của thiết kế một cách an toàn và tin cậy.
7.2. Thiết bị và máy thi công chính (xem Phụ lục A) được sử dụng cho các phương pháp khoan hạ:
(1) Thiết bị hạ cọc
(2) Giá khoan và dàn trượt
(3) Bộ phận khoan (đầu cắt có thể mở rộng, cần khoan, cần kết nối và cần trộn)
(4) Thiết bị phụ trợ hạ cọc
(5) Máy trộn vữa
(6) Máy bơm nước
(7) Máy phát điện
(8) Máy bơm hỗn hợp đất thải
(9) Cẩu phụ trợ
7.3. Thiết bị và máy thi công cần lựa chọn phù hợp với biện pháp thi công.

Như vậy, theo quy định, thiết bị và máy thi công chính được sử dụng cho các phương pháp khoan hạ cọc bê tông ly tâm bao gồm:

(1) Thiết bị hạ cọc.

(2) Giá khoan và dàn trượt.

(3) Bộ phận khoan (đầu cắt có thể mở rộng, cần khoan, cần kết nối và cần trộn).

(4) Thiết bị phụ trợ hạ cọc.

(5) Máy trộn vữa.

(6) Máy bơm nước.

(7) Máy phát điện.

(8) Máy bơm hỗn hợp đất thải.

(9) Cẩu phụ trợ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,182 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào