Cố ý tiết lộ bí mật nhà nước về dự trữ quốc gia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự cao nhất bao nhiêu năm tù?

Bí mật nhà nước về dự trữ quốc gia được hiểu như thế nào? Cố ý tiết lộ bí mật nhà nước về dự trữ quốc gia là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm? Cố ý tiết lộ bí mật nhà nước về dự trữ quốc gia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự cao nhất bao nhiêu năm tù?

Bí mật nhà nước về dự trữ quốc gia được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.
...

Và theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Dự trữ quốc gia 2012 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dự trữ quốc gia là dự trữ vật tư, thiết bị, hàng hóa do Nhà nước quản lý, nắm giữ.
...

Từ những quy định ở trên chúng ta có thể hiểu bí mật nhà nước về dự trữ quốc gia là những thông tin có nội dung quan trọng về dự trữ vật tư, thiết bị, hàng hóa do Nhà nước quản lý, nắm giữ được người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Cố ý tiết lộ bí mật nhà nước về dự trữ quốc gia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tối đa bao nhiêu năm tù?

Cố ý tiết lộ bí mật nhà nước về dự trữ quốc gia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tối đa bao nhiêu năm tù? (Hình từ internet)

Cố ý tiết lộ bí mật nhà nước về dự trữ quốc gia có phải là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Dự trữ quốc gia 2012 quy định về các hành vi bị cấm như sau:

Các hành vi bị cấm
1. Tiết lộ bí mật nhà nước về dự trữ quốc gia.
2. Lợi dụng việc nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, vận chuyển hàng dự trữ quốc gia, tự ý thay đổi giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia để trục lợi.
3. Thiếu trách nhiệm hoặc cố ý làm trái các quy định về quản lý dự trữ quốc gia gây hư hỏng, mất mát, lãng phí tài sản thuộc dự trữ quốc gia.
4. Xâm phạm, phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật, hàng hóa dự trữ quốc gia.
5. Cản trở hoạt động dự trữ quốc gia.
6. Sử dụng hàng dự trữ quốc gia sai mục đích.
7. Nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia không đúng thẩm quyền, không đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, địa điểm.
8. Can thiệp trái pháp luật trong hoạt động dự trữ quốc gia.
9. Thực hiện không đúng; các quy định của pháp luật về kế toán, thống kê trong hoạt động dự trữ quốc gia.
10. Thuê tổ chức, doanh nghiệp không đủ điều kiện bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

Theo đó, đối với hành vi cố ý tiết lộ bí mật nhà nước về dự trữ quốc gia là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm thực hiện. Người có hành vi cố ý tiết lộ bí mật quốc gia về dữ trữ quốc gia thì tùy theo tính chất, mức độ có thể bị cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Cố ý tiết lộ bí mật nhà nước về dự trữ quốc gia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự cao nhất bao nhiêu năm tù?

Căn cứ theo quy định tại Điều 337 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 125 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) về Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước như sau:

Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, nếu người có hành vi cố ý tiết lộ bí mật nhà nước về dự trữ quốc gia mà không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 Bộ luật Hình sự 2015 có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước với khung hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

660 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào