Cố ý thải xả rác, các chất gây ô nhiễm vào công trình chống sạt lở của Nhà nước xây có bị phạt không?

Xin chào, tôi xin hỏi, xả rác và các chất rất ô nhiễm vào công trình chống sạt lở của Nhà nước thì có bị phạt không? Do hàng xóm nhà tôi hằng ngày tôi thấy cứ xả rác nhiều chất thải dơ bẩn lắm, nhưng tôi có nhắc nhở những không nghe. Không biết hành vi này có sai phạm không? Ngoài ra, tôi muốn hỏi thêm, Nhà nước có chính sách gì về việc phòng, chống thiên tai không?

Các hành vi bị cấm trong phòng, chống thiên tai

Tại Điều 12 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định các hành vi bị cấm như sau:

- Lợi dụng thiên tai và hoạt động phòng, chống thiên tai gây phương hại đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh và lợi ích khác của quốc gia; gây mất trật tự xã hội; xâm hại tài sản của Nhà nước và nhân dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng và thực hiện các hoạt động trái pháp luật khác.

- Phá hoại, làm hư hại, cản trở sự vận hành của công trình phòng, chống thiên tai.

- Vận hành hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện, cống, trạm bơm không đúng quy trình được phê duyệt, trừ trường hợp đặc biệt thực hiện theo chỉ đạo của người có thẩm quyền.

- Thực hiện hoạt động làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục, đặc biệt là chặt phá rừng phòng hộ, lấn chiếm bãi sông, lòng sông, tạo vật cản, cản trở dòng chảy, khai thác trái phép cát, sỏi, khoáng sản gây sạt lở bờ sông, bờ biển.

- Chống đối, cản trở, cố ý trì hoãn hoặc không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.

- Chống đối, cản trở hoặc không chấp hành quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ ứng phó khẩn cấp thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.

- Lợi dụng thiên tai đầu cơ nâng giá hàng hóa, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để trục lợi, gây thiệt hại tới đời sống dân sinh.

- Sử dụng sai mục đích, chiếm dụng, làm thất thoát tiền và hàng cứu trợ; cứu trợ không kịp thời, không đúng đối tượng.

- Cố ý đưa tin sai sự thật về thiên tai và hoạt động phòng, chống thiên tai.

- Cố ý báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra.

Do đó hành vi cố xả rác, các chất gây ô nhiễm vào công trình chống sạt lở được xem là hành vi cản trở sự bận hành của công trình phòng, chống thiên tai.

Cố ý xả rác vào công trình chống sạt lỡ

Cố ý xả rác vào công trình chống sạt lở có bị phạt không?

Cố ý xả rác, thải các chất gây ô nhiễm vào công trình chống sạt lở của Nhà nước xây có bị phạt không?

Tại Điều 10 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định hành vi đổ đất, chất thải, để nguyên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện vào công trình phòng, chống thiên tai như sau:

- Phạt tiền đối với hành vi đổ đất, chất thải, để nguyên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện vào công trình kè, công trình chống sạt lở, công trình chống sụt lún đất, công trình chống lũ quét, công trình cảnh báo thiên tai như sau:

+ Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với khối lượng dưới 03 m3;

+ Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với khối lượng từ 03 m3 đến dưới 05 m3;

+ Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khối lượng từ 05 m3 đến dưới 10 m3;

+ Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khối lượng từ 10 m3 đến dưới 50 m3;

+ Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khối lượng từ 50 m3 đến dưới 200 m3;

+ Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với khối lượng từ 200 m3 đến dưới 500 m3;

+ Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khối lượng từ 500 m3 trở lên.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, hành vi cố ý xả rác, thải các chất ô nhiễm vào công trình chống sạt lở thì sẽ bị phạt tiền tùy theo khối lượng người đó xả. Giả sử, xả các chất ô nhiễm với khối lượng từ 500m3 trở lên thì bị phạt từ 40.000.000 đến 50.000.000 đồng. Và bắt buộc phải khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi trên.

Lưu ý: tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định mức phạt này là mức phạt đối với cá nhân. Đối với tổ chức thì mức phạt bằng 02 lần mức phạt của cá nhân.

Nhà nước có chính sách gì về việc phòng, chống thiên tai?

Tại Điều 5 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (khoản 6 và khoản 7 Điều này được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020) quy định chính sách của Nhà nước trong phòng, chống thiên tai như sau:

- Có chính sách đồng bộ về đầu tư, huy động nguồn lực và giải pháp tổ chức thực hiện công tác phòng, chống thiên tai; đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai trọng điểm và hỗ trợ địa phương xây dựng công trình phòng, chống thiên tai theo phân cấp của Chính phủ.

- Đào tạo, giáo dục, huấn luyện, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và người dân trong việc tuân thủ pháp luật và tham gia vào công tác phòng, chống thiên tai.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng thường xuyên bị thiên tai; di dời dân sinh sống ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; hỗ trợ về đời sống và sản xuất đối với đối tượng bị thiệt hại do thiên tai gây ra, ưu tiên vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, đối tượng dễ bị tổn thương.

- Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chủ động thực hiện biện pháp phòng, chống thiên tai; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình, nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào hoạt động phòng, chống thiên tai. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống thiên tai.

- Ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm rủi ro thiên tai; hỗ trợ đối với doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh ở vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về phòng, chống thiên tai; chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản đóng góp cho phòng, chống thiên tai.

- Ưu tiên bố trí nguồn lực nghiên cứu, điều tra cơ bản, xây dựng và triển khai chương trình khoa học và công nghệ trong phòng, chống thiên tai; tăng cường giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai.

- Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện nâng cao năng lực cho người làm công tác phòng, chống thiên tai; huấn luyện, cung cấp phương tiện, trang thiết bị cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

906 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào