Có xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng đối với hành vi đổ đất đá làm tắc nghẽn cống thoát nước không?
- Xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng áp dụng cho đối tượng nào?
- Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng là gì?
- Mức phạt tiền tối đa khi xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng là bao nhiêu?
- Có xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng đối với hành vi đổ đất đá làm tắc nghẽn cống thoát nước không?
Xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng áp dụng cho đối tượng nào?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này."
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng là gì?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt như sau:
"Điều 4. Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 24 tháng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính."
Mức phạt tiền tối đa khi xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa như sau:
"Điều 4. Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt
...
3. Trong Nghị định này, mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
a) Trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản là 1.000.000.000 đồng;
b) Trong hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà là 300.000.000 đồng;
c) Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức."
Có xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng đối với hành vi đổ đất đá làm tắc nghẽn cống thoát nước không?
Có xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng đối với hành vi đổ đất đá làm tắc nghẽn cống thoát nước không?
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 47 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về sử dụng hệ thống thoát nước như sau:
"Điều 47. Vi phạm quy định về sử dụng hệ thống thoát nước
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không quản lý tài sản được đầu tư từ nguồn vốn của chủ sở hữu công trình thoát nước và xử lý nước thải theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước đã ký kết;
b) Không bảo vệ an toàn, hiệu quả và tiết kiệm trong quản lý, vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải theo quy định;
c) Không xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước;
d) Không thiết lập cơ sở dữ liệu, quản lý các hộ thoát nước đấu nối vào hệ thống thoát nước do mình quản lý hoặc không phối hợp với đơn vị cấp nước hoặc không trực tiếp tổ chức thu tiền dịch vụ thoát nước theo quy định;
đ) Không cung cấp thông tin thỏa thuận đấu nối cho các đối tượng có nhu cầu;
e) Không bảo đảm duy trì ổn định dịch vụ thoát nước theo quy định;
g) Không báo cáo định kỳ theo quy định tới chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước ở địa phương và trung ương.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đấu nối đúng quy định với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước theo quy định với hành vi tại điểm c khoản 2 Điều này;
c) Buộc thiết lập cơ sở dữ liệu, quản lý các hộ thoát nước đấu nối vào hệ thống thoát nước do mình quản lý hoặc buộc phối hợp với đơn vị cấp nước hoặc buộc trực tiếp tổ chức thu tiền dịch vụ thoát nước theo quy định với hành vi tại điểm d khoản 2 Điều này;
d) Buộc cung cấp thông tin thỏa thuận đấu nối cho các đối tượng có nhu cầu với hành vi tại điểm đ khoản 2 Điều này;
đ) Buộc bảo đảm duy trì ổn định dịch vụ thoát nước theo quy định với hành vi tại điểm e khoản 2 Điều này;
e) Buộc báo cáo định kỳ theo quy định tới chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước ở địa phương và trung ương với hành vi tại điểm g khoản 2 Điều này."
Trên đây là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (khoản 5 Điều 4 Nghị định này).
Như vậy, hành vi đổ đất đá làm tắc nghẽn cống thoát nước có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng khi có hoạt động xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh bất động sản, quản lý, phát triển nhà với mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng và buộc phải bảo đảm duy trì ổn định dịch vụ thoát nước theo quy định.
Như vậy, hành vi làm tắc nghẽn cống thoát nước ở khu nhà bạn chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng khi đây là hoạt động xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh bất động sản, quản lý, phát triển nhà. Nếu có những hành vi trên thì sẽ bị phạt với mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng và buộc bảo đảm duy trì ổn định dịch vụ thoát nước theo quy định với hành vi đổ đất đá này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.