Có xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi làm báo cáo giám sát môi trường theo quy định cũ không?
Đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính về môi trường thuộc về trách nhiệm của ai?
Căn cứ Điều 14 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về trách nhiệm đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính như sau:
"Điều 14. Trách nhiệm đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Các tổ chức có nhiệm vụ giáo dục thành viên thuộc tổ chức mình về ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, quy tắc của cuộc sống xã hội, kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện gây ra vi phạm hành chính trong tổ chức mình.
2. Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, tố cáo và đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính."
Như vậy, tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải có trách nhiệm đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính về môi trường.
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường? Áp dụng theo nguyên tắc nào?
Căn cứ quy định tại Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường, cụ thể như sau:
- Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
+ Cảnh cáo;
+ Phạt tiền;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
+ Trục xuất.
- Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
- Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính, có thể quy định một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo.
Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020).
Có xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi làm báo cáo giám sát môi trường theo quy định cũ không?
Có xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi làm báo cáo giám sát môi trường theo quy định cũ không?
Căn cứ Điều 36 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm các quy định về thu thập, quản lý, khai khác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở trái phép việc quan trắc, thu thập, trao đổi, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Cung cấp dữ liệu, thông tin về môi trường, kết quả quan trắc môi trường không đúng chức năng, thẩm quyền theo quy định;
+ Không công bố, cung cấp, công khai thông tin, dữ liệu về môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xâm nhập trái phép vào hệ thống lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Không thống kê, lưu trữ số liệu về các tác động đối với môi trường, về các nguồn thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định;
+ Không nộp đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc môi trường và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với các hành vi tẩy xóa dữ liệu, thông tin về môi trường, kết quả quan trắc môi trường.
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dữ liệu, thông tin về môi trường, kết quả quan trắc môi trường không trung thực cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều này.
Theo quy định trên thì báo cáo kết quả quan trắc môi trường nhưng so sánh sai quy chuẩn Việt Nam thì không bị xử phạt.
Như vậy, công ty bạn sẽ không bị xử phạt trong trường hợp này. Tuy nhiên, công ty bạn cần kiểm tra lại các chỉ số môi trường so với quy chuẩn Việt Nam mới có phù hợp hay không.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.