Có trường hợp ngoại lệ nào mà trên nhãn thuốc thú y không cần phải có dòng chữ “Chỉ dùng trong thú y” hay không?

Tôi có thắc mắc cần giải đáp như sau: Có bắt buộc phải có dòng chữ “Chỉ dùng trong thú y” trên nhãn thuốc thú y không? Có trường hợp nào ngoại lệ hay không? Có thu hồi thuốc thú y trong trường hợp không đảm bảo chất lượng theo quy định hay không? Câu hỏi của anh B (Bình Thuận).

Nhãn thuốc thú y bắt buộc có dòng chữ “Chỉ dùng trong thú y” đúng không? Có trường hợp nào ngoại lệ hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 103 Luật Thú y 2015 có quy định về nhãn thuốc thú y như sau:

Nhãn thuốc thú y
Thuốc thú y lưu hành trên thị trường phải có nhãn đáp ứng yêu cầu sau đây:
1. Nhãn thuốc phải có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt;
2. Có đầy đủ thông tin về sử dụng thuốc thú y;
3. Trên nhãn phải có dòng chữ “Chỉ dùng trong thú y”;
4. Tuân thủ quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
5. Phù hợp với nội dung mẫu nhãn đã đăng ký với Cục Thú y.

Như vậy, theo quy định nêu trên, nhãn thuốc thú y phải có dòng chữ “Chỉ dùng trong thú y”.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 23 Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT cũng có quy định những loại thuốc thú y phải ghi nhãn cụ thể như sau:

Những loại thuốc thú y phải ghi nhãn
1. Thuốc lưu thông trong nước; thuốc xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn theo quy định tại Thông tư này, trừ những trường hợp quy định tại Khoản 2 của Điều này.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu thuốc của Việt Nam yêu cầu ghi nhãn theo hợp đồng mua bán và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu thuốc được thực hiện theo hợp đồng với Điều kiện những yêu cầu này không làm sai lệch bản chất của thuốc, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.

Theo quy định này thì trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu thuốc của Việt Nam yêu cầu ghi nhãn theo hợp đồng mua bán và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu thuốc thực hiện theo hợp đồng đã thỏa thuận. Trường hợp này việc ghi nhãn thuốc thú y không bắt buộc.

Cho nên nếu tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu thuốc của Việt Nam không yêu cầu ghi nhãn thuốc thú y phải có dòng chữ “Chỉ dùng trong thú y” thì bên xuất khẩu thuốc không phải ghi dòng chữ này lên nhãn thuốc.

Có bắt buộc phải có dòng chữ “Chỉ dùng trong thú y” trên nhãn thuốc thú y không? Có trường hợp nào ngoại lệ hay không?

Có bắt buộc phải có dòng chữ “Chỉ dùng trong thú y” trên nhãn thuốc thú y không? Có trường hợp nào ngoại lệ hay không? (Hình từ Internet).

Nhãn thuốc thú y không đúng quy định thì thuốc thú y sẽ bị thu hồi đúng không?

Theo quy định tại Điều 105 Luật Thú y 2015 có quy định về thu hồi thuốc thú y trên thị trường, xử lý thuốc thú y bị thu hồi cụ thể như sau:

Thu hồi thuốc thú y trên thị trường, xử lý thuốc thú y bị thu hồi
1. Thuốc thú y bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Không có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 100 của Luật này;
b) Hết hạn sử dụng;
c) Không bảo đảm chất lượng;
d) Nhãn thuốc thú y không đúng quy định tại Điều 103 của Luật này.
2. Khi phát hiện thuốc thú y phải thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ sở sản xuất, nhập khẩu thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về lô thuốc thú y phải thu hồi và có trách nhiệm thu hồi toàn bộ thuốc thú y đó; trường hợp cơ sở sản xuất, nhập khẩu không tự nguyện thu hồi thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc thu hồi.
3. Các biện pháp xử lý thuốc thú y bị thu hồi bao gồm:
a) Tái xuất;
b) Tái chế;
c) Tiêu hủy;
d) Khắc phục lỗi ghi nhãn thuốc thú y.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên, thuốc thú y bị thu hồi trong trường hợp nhãn thuốc thú y không đúng quy định tại Điều 103 của Luật này.

Không có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam thì thuốc thú y sẽ bị tiêu hủy đúng không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 106 Luật Thú y 2015 có quy định về việc tiêu hủy thuốc thú y cụ thể như sau:

Tiêu hủy thuốc thú y
1. Thuốc thú y bị tiêu hủy trong các trường hợp sau đây:
a) Không có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 100 của Luật này;
b) Không bảo đảm chất lượng, hết hạn sử dụng và không thể tái chế; chứa hoạt chất cấm sử dụng;
c) Thuốc thú y giả, thuốc thú y vô chủ, thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ.
2. Trách nhiệm tiêu hủy thuốc thú y:
a) Tổ chức, cá nhân có thuốc thú y phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và chịu mọi chi phí;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo và bố trí kinh phí việc tiêu hủy đối với thuốc thú y vô chủ;
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tiêu hủy thuốc thú y có trách nhiệm giám sát, xác nhận việc tiêu hủy.

Như vậy, thuốc thú y bị tiêu hủy trong các trường hợp nêu trên. Theo đó, trường hợp không có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam thì thuốc thú y sẽ bị tiêu hủy. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 100 của Luật này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
334 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào