Có thực hiện tạo hình thực quản bằng dạ dày không mổ ngực đối với người bệnh bị suy kiệt không? Sau khi thực hiện tạo hình bệnh bị chảy máu thì xử lý ra sao?
Có thực hiện tạo hình thực quản bằng dạ dày không mổ ngực đối với người bệnh bị suy kiệt không?
Tạo hình thực quản bằng dạ dày không mổ ngực là một trong 60 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016.
Căn cứ theo Mục III Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Tạo hình thực quản bằng dạ dày không mổ ngực ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
CẮT THỰC QUẢN, TẠO HÌNH THỰC QUẢN BẰNG DẠ DÀY KHÔNG MỞ NGỰC
...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Trên 70 tuổi
- Bệnh toàn thân nặng: đái tháo đường, cao HA, TBMN, COPD…
- Suy kiệt
...
Theo đó, có thể thấy rằng việc tạo hình thực quản bằng dạ dày không mở ngực sẽ có trường hợp chống chỉ định như sau:
- Trên 70 tuổi
- Bệnh toàn thân nặng: đái tháo đường, cao HA, TBMN, COPD…
- Suy kiệt
Như vậy, thấy rằng nếu người bệnh thuộc một trong các trường hợp chỉ định trên thì có thể sẽ không được thực hiện được việc tạo hình này.
Tạo hình thực quản bằng dạ dày không mổ ngực (Hình từ Internet)
Tạo hình thực quản bằng dạ dày không mổ ngực sẽ tiến hành như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Tạo hình thực quản bằng dạ dày không mổ ngực ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
CẮT THỰC QUẢN, TẠO HÌNH THỰC QUẢN BẰNG DẠ DÀY KHÔNG MỞ NGỰC
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Tư thế: nằm ngửa, kê một gối độn ở lưng
- Mê nội khí quản
- Phẫu thuật này có những thì mổ chính sau đây:
1. Thì bụng:
- Mở bụng đường giữa trên rốn, thăm dò ổ bụng tìm di căn gan, phúc mạc, đánh giá tình trạng dạ dày và mạch máu nuôi dạ dày để chuẩn bị cho việc tái tạo thực quản (TTTQ).
- Phẫu thuật bắt đầu bằng cắt dây chằng tam giác trái và vành trái, đẩy gan trái sang phải để bộc lộ lỗ cơ hoành và thực quản bụng. Cắt mở lỗ cơ hoành ra trước, sau khi đã khâu cầm máu các mạch máu cơ hoành dưới trái bắt tréo trước lỗ cơ hoành. Mở lá phúc mạc phủ mặt trước thực quản bụng và hai cột trụ hoành để làm lộ rõ các thành phần này. Luồn một ống thông Nelaton qua mặt sau thực quản ở vị trí này để kéo thực quản xuống dưới, ra trước.
- Đặt hệ thống van đẩy màng tim và tim ra trước, phẫu tích mặt trước thực quản từ dưới lên trên dọc theo màng tim và sau đó là hai bên thực quản dọc theo màng phổi phải và trái cho tới sát ngã ba khí phế quản. Sau đó đặt van đẩy thực quản ra trước để phẫu tích mặt sau thực quản ra khỏi động mạch chủ tới chỗ tiếp nối với phần phẫu tích thực quản ở phía trước, thực quản luôn luôn được kéo căng qua ống thông Nélaton. Hệ thống van giúp bộc lộ rõ ràng các mạch máu và hạch trung thất dưới do đó việc phẫu tích dễ dàng dưới quan sát trực tiếp. Đoạn thực quản trên ngã ba khí phế quản được phẫu tích mò bằng tay. Vét hạch trung thất dưới, hạch vành vị, hạch thân tạng và gan chung.
2. Thì cổ:
- Đường rạch cổ chữ J bờ trước cơ ức đòn chũm trái. Sau khi cắt cơ vai móng, tĩnh mạch giáp giữa và động mạch giáp dưới, đi vào khe giữa thùy trái tuyến giáp ở trong và bó mạch cảnh ở ngoài để phẫu tích vào bờ trái của thực quản. Phẫu tích vào khoang tế bào trước cột sống để phẫu tích mặt sau thực quản. Ở mặt trước, phẫu tích tách thực quản ra khỏi khí quản. Luồn 1 ống thống Nélaton nhỏ quanh thực quản, kéo lên để phẫu tích mặt sau thực quản lên trên và xuống dưới ngực tới gần thực quản đã được phẫu tích qua đường bụng. Cắt đôi thực quản cổ, khâu kín đầu dưới thực quản và kéo toàn bộ thực quản xuống bụng. Tạo hình dạ dày ống nhỏ giữ mạch vị mạc nối phải.
- Làm miệng nối dạ dày - thực quản: khâu cố định dạ dày vào một sợi chỉ chắc đã được luồn qua trung thất sau để định hướng đẩy dạ dày lên cổ làm miệng nối. Miệng nối tận - bên ở mặt sau dạ dày, khâu vắt một lớp, lớp toàn thể phía thực quản và thanh cơ phía dạ dày với chỉ tiêu chậm 4/0. Trong trường hợp phẫu thuật cắt UTTQ chỉ đạt tính chất tạm thời thì dạ dày được đưa qua đường sau xương ức lên cổ để làm miệng nối với TQ cổ. Tạo đường hầm sau xương ức: cắt chỗ bám của cơ hoành bằng dao điện, dùng một tampon nhỏ đẩy nhẹ nhàng lên sát sau giữa xương ức và sau đó là dùng bàn tay, một tay ở dưới lên, một tay đưa ở trên cổ xuống cho tới khi 2 tay gặp nhau. Điều đó chứng tỏ đường hầm đã đủ rộng. Mở thông hỗng tràng cho ăn và dẫn lưu màng phổi hai bên được làm hệ thống có thể tạo hình môn vị hoặc không tạo hình tùy từng trường hợp.
...
Như vậy, việc tạo hình thực quản bằng dạ dày không mổ ngực đã có quy trình tiến hành cụ thể căn cứ vào đó người thực hiện tiến hành tạo hình.
Sau khi tạo hình thực quản bằng dạ dày không mổ ngực người bệnh bị chảy máu thì xử lý ra sao?
Căn cứ theo Mục VI Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Tạo hình thực quản bằng dạ dày không mổ ngực ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
CẮT THỰC QUẢN, TẠO HÌNH THỰC QUẢN BẰNG DẠ DÀY KHÔNG MỞ NGỰC
...
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN-BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Hô hấp: ngồi dậy, vỗ rung, lý liệu pháp
- Rò miệng nối: nuôi dưỡng qua mở thông hỗng tràng
- Chảy máu: tùy mức độ chảy máu mà có thái độ xử trí: bảo tồn hoặc mổ lại
Rò dưỡng chấp: điều trị nội khoa
Như vậy, nếu xác định người bệnh bị chảy máu sau khi tạo hình thực quản không mở ngực thì người thực hiện xem xét tùy mức độ chảy máu mà có thái độ xử trí bảo tồn hoặc mổ lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.