Có thể sử dụng tường bảo vệ đường bộ để thay thế hoàn toàn cọc tiêu hay không? Tác dụng của tường bảo vệ đường bộ là gì?

Cho tôi hỏi trên đoạn đường đã có tường bảo vệ đường bộ rồi thì có cần phải cắm thêm cọc tiêu nữa hay không? Có được phép sử dụng tường bảo vệ để thay thế hoàn toàn cọc tiêu được cắm trên đường không? Câu hỏi của anh Mạnh từ Khánh Hòa.

Tường bảo vệ đường bộ có tác dụng gì theo quy định pháp luật hiện nay?

Căn cứ Điều 56 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định về tường bảo vệ đường bộ như sau:

Tác dụng của cọc tiêu hoặc tường bảo vệ
Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ đặt ở lề của các đoạn đường nguy hiểm có tác dụng hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi phần đường an toàn và hướng đi của tuyến đường.
Tường bảo vệ còn có tác dụng hạn chế các phương tiện tham gia giao thông khỏi văng ra khỏi phần đường xe chạy. Tường bảo vệ đồng thời cần có tác dụng dẫn hướng cho lái xe vào ban đêm bằng vạch sơn đứng hoặc tiêu phản quang gắn trên đó.

Theo đó, tường bảo vệ đường bộ sẽ được đặt ở lề của các đoạn đường nguy hiểm có tác dụng

(1) Hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi phần đường an toàn và hướng đi của tuyến đường.

(2) Hạn chế các phương tiện tham gia giao thông khỏi văng ra khỏi phần đường xe chạy.

(3) Dẫn hướng cho lái xe vào ban đêm bằng vạch sơn đứng hoặc tiêu phản quang gắn trên đó.

Có thể sử dụng tường bảo vệ đường bộ để thay thế hoàn toàn cọc tiêu hay không?

Có thể sử dụng tường bảo vệ đường bộ để thay thế hoàn toàn cọc tiêu hay không? (Hình từ Internet)

Đoạn đường đã có tường bảo vệ đường bộ thì có cần phải cắm thêm cọc tiêu nữa không?

Căn cứ Điều 59 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định về kỹ thuật cắm cọc tiêu như sau:

Kỹ thuật cắm cọc tiêu
59.1. Đường mới xây dựng hoặc nâng cấp cải tạo, cọc tiêu cắm sát vai đường và mép trong của cọc cách đều mép phần đường xe chạy tối thiểu 0,5 m, lượn đều theo mép phần xe chạy trừ trường hợp bị vướng chướng ngại vật.
59.2. Đường đang sử dụng, lề đường không đủ rộng thì cọc tiêu cắm sát vai đường.
59.3. Nếu đường đã có hàng cây xanh trồng ở trên vai đường hoặc lề đường, cho phép cọc tiêu cắm ở sát mép hàng cây nhưng bảo đảm quan sát thấy rõ hàng cọc nhưng không được lấn vào phía tim đường làm thu hẹp phạm vi sử dụng của đường.
59.4. Nếu ở vị trí đã có tường bảo vệ hoặc rào chắn cao trên 0,40 m thì không phải cắm cọc tiêu.
59.5. Lề đường ở trong hàng cọc tiêu phải bằng phẳng chắc chắn, không gây nguy hiểm cho xe khi đi ra sát hàng cọc tiêu và không có vật chướng ngại che khuất hàng cọc tiêu.
59.6. Đối với đường đang sử dụng, nếu nền và mái đường không bảo đảm được nguyên tắc nêu ở khoản 59.1 Điều này thì tạm thời cho phép cắm cọc tiêu lấn vào trong lề đường đến phạm vi an toàn.
59.7. Cọc tiêu phải cắm thẳng hàng trên đường thẳng và lượn cong dần trong đường cong, với khoảng cách giữa các cọc như sau:
59.7.1. Khoảng cách (S) giữa hai cọc tiêu trên đường thẳng thông thường là S = 10 m với các đường ô tô thông thường và 30 m với đường cao tốc;
...

Như vậy, ở những đoạn đường nếu đã có tường bảo vệ hoặc rào chắn cao trên 0,40 m thì không phải cắm cọc tiêu nữa.

Có thể sử dụng tường bảo vệ đường bộ để thay thế hoàn toàn cọc tiêu hay không?

Căn cứ Điều 62 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định về tường bảo vệ như sau:

Tường bảo vệ
62.1. Có thể xây tường bảo vệ để thay thế cọc tiêu. Tường bảo vệ thay thế cọc tiêu được gắn tiêu phản quang hoặc được sơn phản quang theo các quy định về bố trí tiêu phản quang và vạch kẻ đường (vạch đứng) quy định trong Quy chuẩn này;
62.2. Tường bảo vệ dày tối thiểu từ 0,2m - 0,3m, cao trên vai đường tối thiểu 0,5m.

Theo quy chuẩn trên thì có thể xây tường bảo vệ để thay thế cọc tiêu, phải đảm bảo tường bảo vệ dày tối thiểu từ 0,2m - 0,3m, cao trên vai đường tối thiểu 0,5m.

Tường bảo vệ thay thế cọc tiêu được gắn tiêu phản quang hoặc được sơn phản quang theo các quy định về bố trí tiêu phản quang và vạch kẻ đường (vạch đứng).

Tiêu phản quang gắn trên tường bảo vệ đường bộ được quy định tại Điều 61 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ như sau:

Tiêu phản quang
61.1. Quy định chung đối với tiêu phản quang
61.1.1. Tiêu phản quang là thiết bị dẫn hướng được gắn các công cụ phản quang để dẫn hướng xe chạy vào ban đêm hoặc trong điều kiện sương mù, điều kiện hạn chế tầm nhìn. Tiêu phản quang được bố trí tại các nơi mà tuyến đường có thể gây ngộ nhận hoặc lúng túng về hướng đường.
61.1.2. Tiêu phản quang phải gắn công cụ phản quang cho phép nhìn rõ vào buổi tối dưới ánh đèn pha ô tô đạt tiêu chuẩn trong điều kiện thời tiết bình thường ở cự ly 300m.
61.1.3. Công cụ phản quang có thể là các tấm nhựa phản quang, các khối kim loại gắn phản quang, màng phản quang dán trên các miếng kim loại v.v... Công cụ phản quang có thể có dạng hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác hoặc hình đa giác được gắn lên các lan can phòng hộ, tường bảo vệ hoặc gắn xuống mặt đường. Công cụ phản quang cũng bao gồm các vật liệu phản quang dạng dải quấn quanh các cọc tiêu phản quang.
61.1.4. Tiêu phản quang màu vàng được sử dụng ở các dải phân cách giữa, tại bên đường các đường một chiều hay bên phải của đường hai chiều. Tiêu phản quang màu đỏ được sử dụng cho hướng ngược chiều (bên trái) theo chiều đi của đường hai chiều (để cảnh báo người lái đi nhầm đường) và sử dụng cho các đường lánh nạn.
61.1.5. Tiêu phản quang bao gồm: tiêu phản quang bố trí bên đường hoặc trên dải phân cách, tiêu phản quang dạng mũi tên và đinh phản quang (còn gọi là cóc phản quang) bố trí trên mặt đường.
...

Theo đó tiêu phản quang sẽ được gắn trên tường bảo vệ đường bộ được gắn công cụ phản quang cho phép nhìn rõ vào buổi tối dưới ánh đèn pha ô tô đạt tiêu chuẩn trong điều kiện thời tiết bình thường ở cự ly 300m.

Công cụ phản quang có thể là các tấm nhựa phản quang, các khối kim loại gắn phản quang, màng phản quang dán trên các miếng kim loại v.v...

Công cụ phản quang có thể có dạng hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác hoặc hình đa giác được gắn lên các lan can phòng hộ, tường bảo vệ hoặc gắn xuống mặt đường. Công cụ phản quang cũng bao gồm các vật liệu phản quang dạng dải quấn quanh các cọc tiêu phản quang.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,720 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào