Có thể dùng đơn vị tiền tệ là euro để lập cán cân thanh toán được hay không? Việc lập cán cân thanh toán lấy nguồn thông tin từ đâu?

Khi học về môn thanh toán quốc tế, em có nghe thầy cô nhắc nhiều đến cụm từ cán cân thanh toán quốc tế nhưng vẫn chưa hiểu bản chất của nó là gì? Em thấy đa số các giao dịch quốc tế hiện nay đều dùng đơn vị tiền tệ là đồng đô la Mỹ. Vậy có thể dùng đồng euro để lập cán cân thanh toán được không? Nhà nước dựa vào nguồn thông tin nào để có thể lập được cán cân thanh toán này? Có thể cho em biết nguồn thông tin này được quy định cụ thể như thế nào không?

Bản chất của cán cân thanh toán quốc tế là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 16/2014/NĐ-CP, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam hay gọi tắt là cán cân thanh toán, được hiểu là báo cáo thống kê tổng hợp các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định.

Có thể hiểu một cách đơn giản, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam là nơi ghi nhận tất cả các hoạt động giao dịch kinh tế của Việt Nam với các nước khác trên thế giới trong một thời kỳ nhất định, được thống kê thành một bảng dữ liệu để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể dựa vào đó để phân tích, xây dựng định hướng phát triển cho nền kinh tế.

Có thể dùng đồng euro làm đơn vị tiền tệ để lập cán cân thanh toán được không?

Có thể dùng đồng euro làm đơn vị tiền tệ lập cán cân thanh toán không?

Có thể dùng đồng euro làm đơn vị tiền tệ lập cán cân thanh toán không?

Nguyên tắc lập cán cân thanh toán được quy định cụ thể tại Điều 8 Nghị định 16/2014/NĐ-CP như sau:

- Phù hợp với thông lệ quốc tế về thống kê cán cân thanh toán và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

- Đơn vị tiền tệ lập cán cân thanh toán là đồng đôla Mỹ (USD).

- Tỷ giá quy đổi đồng Việt Nam (VND) sang USD là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.

- Quy đổi các ngoại tệ không phải USD sang USD được thực hiện như sau:

+ Quy đổi ngoại tệ sang VND theo tỷ giá tính chéo của VND so với loại ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước công bố để tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu áp dụng trong kỳ báo cáo;

+ Sau khi quy đổi sang VND, việc quy đổi sang USD được thực hiện theo tỷ giá quy định tại khoản 3 Điều này.

- Thời điểm thống kê các giao dịch là thời điểm thay đổi quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú.

- Giá trị của giao dịch được xác định theo nguyên tắc thị trường tại thời điểm giao dịch.

Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy để lập cán cân thanh toán, đơn vị tiền tệ phải sử dụng là đồng đôla Mỹ (USD), không thể sử dụng đồng euro.

Ngân hàng Nhà nước dùng thông tin nào để lập cán cân thanh toán quốc tế?

Những loại thông tin cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước được liệt kê tại Điều 6 Nghị định 16/2014/NĐ-CP gồm:

- Loại thông tin do các Bộ cung cấp, bao gồm:

+ Chủ trương, chính sách, kế hoạch, chiến lược phát triển - kinh tế xã hội của Việt Nam trong từng thời kỳ liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, lao động, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài, vay trả nợ nước ngoài ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách, kế hoạch, chiến lược đó;

+ Các thông tin theo mẫu biểu báo cáo quy định tại Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục IV Nghị định này;

+ Các thông tin khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước để phục vụ việc lập, phân tích và dự báo cán cân thanh toán.

- Loại thông tin do các cá nhân, tổ chức khác cung cấp theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và theo quy định tại các cuộc điều tra thống kê định kỳ hoặc đột xuất phục vụ việc lập, phân tích, dự báo cán cân thanh toán.

Thông tin để lập cán cân thanh toán được quy định như thế nào?

(1) Đơn vị cung cấp và nhận thông tin lập cán cân thanh toán: quy định tại Điều 4 Nghị định 16/2014/NĐ-CP

- Đơn vị cung cấp thông tin: Các đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định 16/2014/NĐ-CP, cụ thể bao gồm:

+ Các Bộ:

++ Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

+ Bộ Tài chính;

+ Bộ Công Thương;

+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Các cá nhân và tổ chức khác cung cấp thông tin phục vụ việc lập, phân tích và dự báo cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.

- Đơn vị nhận thông tin: Ngân hàng Nhà nước.

(2) Thời hạn cung cấp thông tin, số liệu cho Ngân hàng Nhà nước: quy định tại Điều 12 Nghị định 16/2014/NĐ-CP

- Thời hạn cung cấp thông tin, số liệu lập, phân tích cán cân thanh toán:

+ Thông tin, số liệu lập, phân tích cán cân thanh toán quý và số liệu điều chỉnh của các kỳ báo cáo trước (nếu có) được cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước chậm nhất vào ngày 30 tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo;

+ Thông tin, số liệu lập, phân tích cán cân thanh toán năm và số liệu điều chỉnh của các kỳ báo cáo trước (nếu có) được cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước chậm nhất vào ngày 31 tháng 01 năm tiếp theo ngay sau năm báo cáo.

- Thời hạn cung cấp thông tin, số liệu dự báo cán cân thanh toán:

Thông tin, số liệu phục vụ việc dự báo cán cân thanh toán năm được cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước chậm nhất vào ngày 10 tháng 9 của năm trước liền kề.

(3) Nguyên tắc cung cấp và nhận thông tin: quy định tại Điều 5 Nghị định 16/2014/NĐ-CP

- Bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn quy định.

- Thống nhất về mẫu biểu báo cáo, phương pháp tính, đơn vị đo lường, thời hạn và phương thức cung cấp.

- Không trùng lặp, chồng chéo giữa các chỉ tiêu cung cấp.

(4) Phương thức cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước: quy định tại Điều 7 Nghị định 16/2014/NĐ-CP

- Đối với những thông tin không thuộc danh mục bảo vệ bí mật Nhà nước, các tổ chức, cá nhân cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước theo phương thức sau:

+ Bằng văn bản, fax có chữ ký và xác nhận của cấp có thẩm quyền;

+ Các phương thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng trường hợp cụ thể.

- Đối với những thông tin thuộc danh mục bảo vệ bí mật Nhà nước: Các tổ chức, cá nhân cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.

Như vậy, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam hay còn gọi là cán cân thanh toán, được thành lập dựa trên nguồn thông tin nhất định theo quy định của pháp luật. Việc lập cán cân thanh toán phải đảm bảo được thực hiện theo nguyên tắc, phương thức, quy định cụ thể. Ngoài ra, đơn vị tiền sử dụng để lập cán cân thanh toán là đồng đôla Mỹ, không thể sửa dụng đồng euro.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,682 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào