Có thể đòi lại điện thoại mất từ người thứ ba ngay tình hay không? Mua lại điện thoại trộm cắp có bị xử lý hình sự không?

Cách đây 1 tuần trên xe bus tôi bị mất điện thoại iphone 13 mới mua màu xanh lá, với giá 33 triệu. Sau đó phát hiện chị X đang sử dụng chiếc điện thoại của tôi vì phía sau tôi có viết tên của tôi nên chắc chắn đó là chiếc điện thoại của tôi bị mất, chị X bảo mới mua từ anh Y với giá 10 triệu nên nhất quyết không trả lại cho tôi. Như vậy, tôi có quyền đòi điện thoại đã mất không? Nếu được thì làm thế nào để đòi lại tài sản bị mất của mình? Chị X mua điện thoại bị từ người móc túi thì có bị xử phạt không?

Mất điện thoại đã qua mua bán có đòi lại tài sản được không?

Căn cứ theo Điều 167 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: 

"Điều 167. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu."

Theo quy định trên, chiếc điện thoại iphone 13 của bạn là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu do bạn đã làm mất điện thoại và người chiếm hữu ngay tình (chị X) có được chiếc điện thoại này dựa trên một giao dịch có đền bù (mua bán, trao đổi…) với anh Y thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất. Do chiếc điện thoại là tài sản do trộm cắp mà có, việc chị X chiếm hữu chiếc điện thoại hoàn toàn nằm ngoài ý chí của người chủ sở hữu. Vì vậy trong tình huống của bạn thì bạn có quyền đòi lại tài sản của mình cụ thể chiếc điện thoại iphone 13.

Mất điện thoại

Mất điện thoại

Mất điện thoại đòi lại tài sản như thế nào từ người thứ ba ngay tình?

 Căn cứ theo Điều 164 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Tại Điều 166 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền đòi lại tài sản như sau:

“Điều 166. Quyền đòi lại tài sản
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.”

Như vậy, để đòi lại tài sản bạn có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc chị X trả lại chiếc điện thoại cho bạn. Tuy nhiên, bạn phải chứng minh đó là tài sản thuộc quyền sở hữu của mình do bị mất hoặc bị chiếm hữu ngoài ý chí của mình.

Mua lại điện thoại trộm cắp có bị xử lý hình sự không?

Căn cứ Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

“Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

Theo quy định trên, nếu chị X biết rõ chiếc iphone 13 do anh Y ăn cắp mà chị X vẫn cố tình mua thì hành vi của chị X có thể bị thì bị phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù về “tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” được quy định tại Điều 323 Bộ luật Hình sự năm 2015. 

Mặt khác, cũng căn cứ Điều 323 Bộ luật Hình sự năm 2015 để xác định người phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có phải “do phạm tội mà có”. Nếu người có được tài sản đó nhưng không phải là do phạm tội mà do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác mà có, hoặc có hành vi của người có tài sản đó thiếu một trong các yếu tố cấu thành tội phạm thì chưa gọi là tài sản do phạm tội mà có. Như vậy, nếu chị X mua điện thoại mà không biết đó là tài sản người khác bị mất điện thoại do trộm cắp bị thì không bị xử lý theo Điều 323 Bộ luật Hình sự năm 2015.


MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,562 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào