Có thể chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác khi tiến hành thực hiện dự án quan trọng quốc gia không?
- Có thể chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác khi tiến hành thực hiện dự án quan trọng quốc gia không?
- Ai có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác khác?
- Trình tự, thủ tục quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác của Quốc hội được quy định như thế nào?
Có thể chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác khi tiến hành thực hiện dự án quan trọng quốc gia không?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Luật Lâm nghiệp 2017 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 248 Luật Đất đai 2024 quy định:
Nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng
1. Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
2. Không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ các dự án sau đây: dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh; dự án cấp thiết khác theo tiêu chí do Chính phủ quy định.
...
Căn cứ 252 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Điều 190 và Điều 248 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2024.
...
Theo đó, có thể chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác khi tiến hành thực hiện dự án quan trọng quốc gia.
Ngoài dự án quan trọng quốc gia, có thể chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác với các dự án sau: dự án phục vụ quốc phòng, an ninh; dự án cấp thiết khác theo tiêu chí do Chính phủ quy định.
Bên cạnh đó, việc chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác phải phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Lưu ý:
Điều 14 Luật Lâm nghiệp 2017 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 248 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2024.
Có thể chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác khi tiến hành thực hiện dự án quan trọng quốc gia không? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác khác?
Căn cứ Điều 20 Luật Lâm nghiệp 2017 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 248 Luật Đất đai 2024 quy định:
Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, trừ trường hợp thực hiện dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Luật đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Dầu khí.
Như đã nêu trên, cơ quan và cá nhân có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác bao gồm:
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
- Quốc hội;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Lưu ý:
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng sử dụng rùng tự nhiên sang mục đích khác, trừ trường hợp thực hiện dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định pháp luật.
Trình tự, thủ tục quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác của Quốc hội được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 41 Nghị định 156/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 83/2020/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Quốc hội
a) Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Lâm nghiệp.
b) Hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng là thành phần trong hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công hoặc pháp luật về đầu tư, gồm: Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng khu vực đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000 với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng dưới 500 ha, tỷ lệ 1/5.000 với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng từ 500 ha trở lên), báo cáo về sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch lâm nghiệp quốc gia theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
c) Dự án có hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản này đã được Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư thì không phải thực hiện trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; trường hợp chưa có hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản này thì thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
...
Theo đó, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác của Quốc hội được quy định như sau:
- Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên.
- Hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng là thành phần trong hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công hoặc pháp luật về đầu tư gồm cái tài liệu tại khoản 2 Điều này.
Lưu ý: Dự án có hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản này đã được Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư thì không phải thực hiện trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; trường hợp chưa có hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản này thì thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.