Có thể bố trí bơm bù áp và bơm nước chữa cháy động cơ điện chung một thiết bị điều khiển hay không?

Cho tôi hỏi có thể bố trí bơm bù áp và bơm nước chữa cháy động cơ điện chung một thiết bị điều khiển để tiện cho việc thực hiện phòng cháy chữa cháy hay không? Áp lực đầu đầy của máy bơm bù áp phải đạt được từ bao nhiêu bar thì mới phù hợp với quy chuẩn? Câu hỏi của anh Thái (Huế).

Máy bơm bù áp phòng thiết bị phòng cháy chữa cháy là gì?

Theo tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCA về trạm bơm nước chữa cháy định nghĩa về máy bơm bù áp như sau:

QUY ĐỊNH CHUNG
...
1.4. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.4.1. Trạm bơm nước chữa cháy: Là tổ hợp thiết bị gồm máy bơm nước chữa cháy, bơm bù áp và phụ kiện được đấu nối thành một hệ thống để cung cấp nước chữa cháy cho các hệ thống chữa cháy. Phạm vi của trạm bơm nước chữa cháy được tính từ ống hút đến van chặn kết nối với đường ống chính của hệ thống chữa cháy.
1.4.2. Máy bơm nước chữa cháy: Là một bộ thiết bị lắp ráp bao gồm một bơm nước chữa cháy, động cơ truyền động, tủ điều khiển và các phụ kiện. Máy bơm nước chữa cháy gồm máy bơm chính, máy bơm dự phòng và máy bơm bù áp.
1.4.3. Bơm bù áp: Là bơm được thiết kế để duy trì áp lực trên hệ thống chữa cháy giữa các giới hạn định sẵn khi hệ thống không lưu thông nước.
1.4.4. Bơm nước chữa cháy: Là bơm cung cấp áp lực và lưu lượng nước dùng để chữa cháy
1.4.5. Bơm tua bin trục đứng: Là bơm ly tâm trục đứng có một hoặc nhiều tầng cánh được lắp đồng trục với nhau và có đầu đẩy vuông góc với trục và đầu hút của bơm.
...

Theo quy chuẩn nêu trên thì máy bơm bù áp là thiết bị bơm được thiết kế để duy trì áp lực trên hệ thống chữa cháy giữa các giới hạn định sẵn khi hệ thống không lưu thông nước. Bơm bù áp thuộc tổ hợp thiết bị của trạm bơm nước chữa cháy.

Có thể bố trí bơm bù áp và bơm nước chữa cháy động cơ điện chung một thiết bị điều khiển hay không?

Theo tiểu mục 2.5 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCA về trạm bơm nước chữa cháy quy định về tủ điều khiển bơm nước chữa cháy như sau:

THIẾT KẾ, LẮP ĐẶT TRẠM BƠM NƯỚC CHỮA CHÁY
...
2.5. Tủ điều khiển bơm nước chữa cháy
2.5.1. Quy định chung
2.5.1.1. Mỗi máy bơm phải được điều khiển và kiểm soát từ một tủ điều khiển riêng biệt có chức năng khởi động máy bơm tự động và bằng tay. Có thể bố trí chung thiết bị điều khiển bơm nước chữa cháy động cơ điện và bơm bù áp chung một tủ điều khiển, nhưng không được bố trí thiết bị điều khiển bơm nước chữa cháy chính và bơm nước chữa cháy dự phòng chung một tủ điều khiển. Khi bố trí chung thiết bị điều khiển của máy bơm nước chữa cháy động cơ điện và bơm bù áp trên một vỏ tủ điều khiển, các khởi động từ của máy bơm phải riêng biệt và được bố trí trên không gian tách biệt trong phạm vi của tủ.
2.5.1.2. Tài liệu hướng dẫn vận hành tủ điều khiển phải thể hiện được đầy đủ các nội dung thao tác tủ điều khiển và phải gắn trên tủ ở nơi dễ thấy.
2.5.1.3. Tủ điều khiển máy bơm nước chữa cháy phải đảm bảo sao cho có thể khởi động máy bơm từ khi ở trạng thái dừng đến mức đầy tải với thời gian không lớn hơn 30 giây từ khi nhận được tín hiệu khởi động máy bơm. Trên tủ điều khiển phải có cổng kết nối để hiển thị các tình trạng hoạt động và điều khiển máy bơm từ xa.

Như vậy, có thể bố trí chung thiết bị điều khiển bơm nước chữa cháy động cơ điện và bơm bù áp chung một tủ điều khiển để tiện trong việc sử dụng trong việc phòng cháy chữa cháy.

Có thể bố trí bơm bù áp và bơm nước chữa cháy động cơ điện chung một thiết bị điều khiển hay không?

Có thể bố trí bơm bù áp và bơm nước chữa cháy động cơ điện chung một thiết bị điều khiển hay không? (Hình từ Internet)

Phải đảm bảo áp lực đầu đẩy của máy bơm bù áp như thế nào thì mới phù hợp với quy chuẩn?

Theo tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCA về trạm bơm nước chữa cháy quy định về bơm bù áp như sau:

THIẾT KẾ, LẮP ĐẶT TRẠM BƠM NƯỚC CHỮA CHÁY
...
2.3. Bơm bù áp
2.3.1. Lưu lượng máy bơm bù áp
Lưu lượng của máy bơm bù áp được xác định theo tính toán, nhưng không nhỏ hơn 1% lưu lượng của máy bơm chữa cháy.
2.3.2. Áp lực đầu đẩy của máy bơm bù áp phải có khả năng duy trì áp lực thường trực trong hệ thống lớn hơn áp lực chữa cháy thiết kế từ 0,3 bar đến 0,8 bar.
2.3.3. Đầu đẩy của máy bơm phải được bố trí van một chiều.
2.3.4. Khi áp lực của máy bơm tại điểm lưu lượng bằng không cộng với áp lực lớn nhất tại cửa hút máy bơm lớn hơn áp lực làm việc của các thiết bị trên hệ thống, phải bố trí một van an toàn trên ống đẩy của máy bơm bù áp và phía trước van một chiều.
2.3.5. Không được sử dụng máy bơm nước chữa cháy chính hoặc máy bơm dự phòng để duy trì áp lực hệ thống.
2.3.6. Khi máy bơm nước chữa cháy khởi động tự động bằng tín hiệu của công tắc áp lực hay cảm biến áp lực, việc lắp đặt công tắc áp lực phải đảm bảo sao cho việc khởi động hay dừng của máy bơm bù áp và máy bơm nước chữa cháy được ổn định, chính xác.
...

Theo đó, áp lực đầu đẩy của máy bơm bù áp phải có khả năng duy trì áp lực thường trực trong hệ thống lớn hơn áp lực chữa cháy thiết kế từ 0,3 bar đến 0,8 bar.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,467 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào