Có thể áp dụng xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhiều lần cho cùng một cá nhân tham gia phòng chống bạo lực gia đình không?

Xin cho hỏi: Điều kiện để cá nhân tham gia phòng chống bạo lực gia đình được đề nghị xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được quy định thế nào? Có thể áp dụng xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhiều lần cho cùng một cá nhân tham gia phòng chống bạo lực gia đình không? - Câu hỏi của chị Nhung (Cần Thơ)

Điều kiện để cá nhân tham gia phòng chống bạo lực gia đình được đề nghị xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được quy định thế nào?

Theo khoản 5 Điều 4 Thông tư 24/2011/TT-BVHTTDL quy định điều kiện xét tặng bằng khen như sau:

Điều kiện khen thưởng
....
5. Điều kiện đề nghị xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Cá nhân, tập thể đạt một trong các điều kiện sau đây thì được đề nghị xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Cá nhân, tập thể có những đóng góp tạo được ảnh hưởng tích cực trên phạm vi vùng hoặc toàn quốc về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Cá nhân, tập thể có công trình nghiên cứu, sáng kiến, phát minh trong phòng, chống bạo lực gia đình được áp dụng vào thực tiễn trên phạm vi vùng hoặc toàn quốc và thu được kết quả tích cực;
c) Cá nhân, tập thể thuộc cấp Trung ương được công nhận 2 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình;
d) Cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong tham mưu, chỉ đạo công tác phòng, chống bạo lực gia đình làm giảm số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý liên tục từ 2 năm trở lên, năm sau giảm hơn năm trước ít nhất 15%; nhân rộng và duy trì Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch liên tục từ 2 năm trở lên, năm sau số địa bàn triển khai cao hơn năm trước ít nhất 10% (trừ những địa bàn đã phủ kín hoặc gần kín các thôn, ấp và đơn vị cấp tương đương).
...

Căn cứ trên quy định cá nhân tham gia bạo lực gia đình đạt một trong các điều kiện sau đây thì được đề nghị xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Cá nhân có những đóng góp tạo được ảnh hưởng tích cực trên phạm vi vùng hoặc toàn quốc về phòng chống bạo lực gia đình;

- Cá nhân có công trình nghiên cứu, sáng kiến, phát minh trong phòng chống bạo lực gia đình được áp dụng vào thực tiễn trên phạm vi vùng hoặc toàn quốc và thu được kết quả tích cực;

- Cá nhân thuộc cấp Trung ương được công nhận 2 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phòng chống bạo lực gia đình;

- Cá nhân có thành tích xuất sắc trong tham mưu, chỉ đạo công tác phòng chống bạo lực gia đình, cụ thể:

+ Làm giảm số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý liên tục từ 2 năm trở lên, năm sau giảm hơn năm trước ít nhất 15%;

+ Nhân rộng và duy trì Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch liên tục từ 2 năm trở lên, năm sau số địa bàn triển khai cao hơn năm trước ít nhất 10% (trừ những địa bàn đã phủ kín hoặc gần kín các thôn, ấp và đơn vị cấp tương đương).

Có thể áp dụng xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhiều lần cho cùng một cá nhân tham gia phòng chống bạo lực gia đình không?

bạo lực gia đình

Có thể áp dụng xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhiều lần cho cùng một cá nhân tham gia phòng chống bạo lực gia đình không? (Hình từ Internet)

Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 24/2011/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Nguyên tắc khen thưởng và hoàn trả thiệt hại
1. Nguyên tắc khen thưởng:
a) Chính xác, công khai, dân chủ, công bằng và kịp thời trên cơ sở đánh giá đúng hiệu quả công tác của các tập thể, cá nhân; việc khen thưởng đối với tập thể, cá nhân không bắt buộc theo trình tự từ hình thức khen thưởng thấp đến hình thức khen thưởng cao, thành tích đạt tới đâu khen thưởng tới đó. Những thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn hơn được xem xét, đề nghị khen thưởng với mức cao hơn;
b) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng;
c) Đảm bảo thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng;
d) Kết hợp chặt chẽ giữa động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.
....

Căn cứ trên quy định nguyên tắc khen thưởng cho cá nhân tham gia phòng chống bạo lực gia đình cần đảm bảo như sau:

- Chính xác, công khai, dân chủ, công bằng và kịp thời trên cơ sở đánh giá đúng hiệu quả công tác của các tập thể, cá nhân; việc khen thưởng đối với tập thể, cá nhân không bắt buộc theo trình tự từ hình thức khen thưởng thấp đến hình thức khen thưởng cao, thành tích đạt tới đâu khen thưởng tới đó.

Những thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn hơn được xem xét, đề nghị khen thưởng với mức cao hơn;

- Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng;

- Đảm bảo thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng;

- Kết hợp chặt chẽ giữa động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.

Như vậy, việc khen thưởng bằng hình thức Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thể tặng nhiều lần cho cá nhân tham gia phòng chống bạo lực gia đình.

Cá nhân tham gia phòng chống bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản thì có được bồi thường hay không?

Cá nhân tham gia phòng chống bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản thì có được bồi thường hay không, theo Điều 39 Nghị định 76/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 25/12/2023) như sau:

Chi hỗ trợ bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình
1. Chi hỗ trợ bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình:
a) Cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình thuộc đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả chế độ trợ cấp tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, vệ sinh, an toàn lao động;
b) Cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được đơn vị sử dụng lao động chi trả các chế độ theo quy định của pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động;
c) Trường hợp cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình thuộc đối tượng khác được hỗ trợ theo chính sách trợ giúp xã hội khẩn cấp hoặc được hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng theo quy định của pháp luật về trợ giúp xã hội.
2. Chi hỗ trợ bù đắp thiệt hại về tài sản cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình:
a) Cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình khi trực tiếp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản nhưng người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại thì được Nhà nước hỗ trợ bù đắp đối với tài sản bị thiệt hại;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình bị thiệt hại về tài sản thành lập Hội đồng xác định mức độ hỗ trợ thiệt hại cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình. Thành phần Hội đồng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.

Theo đó, cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình khi trực tiếp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản nhưng người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại thì được Nhà nước hỗ trợ bù đắp đối với tài sản bị thiệt hại.

Trước đây, theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 08/2009/NĐ-CP (Hết hiệu lực ngày 25/12/2023) quy định như sau:

Chính sách đối với người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình
1. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp Luật về thi đua, khen thưởng;
2. Người có hành vi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân khi trực tiếp thực hiện việc ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, nếu bị chết thì được xem xét để công nhận là liệt sĩ, nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét để được hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp Luật;
3. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản thì được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra bạo lực gia đình hoàn trả thiệt hại trong trường hợp người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại; kinh phí hoàn trả được lấy từ ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dành cho thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các quy định tại Điều này.

Căn cứ quy định trên cá nhân tham gia phòng chống bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản thì được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra bạo lực gia đình hoàn trả thiệt hại trong trường hợp người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại.

Kinh phí hoàn trả được lấy từ ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dành cho thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

734 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào