Có tên giống cây trồng và lưu mẫu giống cây trồng theo hình thức lưu vật liệu nhân giống cây trồng thì được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng đúng không?
- Có tên giống cây trồng và lưu mẫu giống cây trồng theo hình thức lưu vật liệu nhân giống cây trồng thì được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng đúng không?
- Tên giống cây trồng trùng cách viết với tên dược phẩm được hay không?
- Sử dụng tên giống cây trồng trùng với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài có bị phạt tiền hay không?
Có tên giống cây trồng và lưu mẫu giống cây trồng theo hình thức lưu vật liệu nhân giống cây trồng thì được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng đúng không?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Trồng trọt 2018 quy định như sau:
Cấp, cấp lại, gia hạn, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng
1. Điều kiện cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng bao gồm:
a) Có tên giống cây trồng;
b) Có kết quả khảo nghiệm bảo đảm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định;
c) Có kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia về giá trị canh tác, giá trị sử dụng;
d) Có mẫu giống cây trồng được lưu theo quy định tại Điều 20 của Luật này;
đ) Có bản công bố thông tin về giống cây trồng, quy trình sản xuất do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng biên soạn.
...
Như vậy, điều kiện cấp quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
+ Có tên giống cây trồng;
+ Có kết quả khảo nghiệm bảo đảm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định;
+ Có kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia về giá trị canh tác, giá trị sử dụng;
+ Có mẫu giống cây trồng được lưu theo quy định tại Điều 20 Luật Trồng trọt 2018;
+ Có bản công bố thông tin về giống cây trồng, quy trình sản xuất do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng biên soạn.
Như vậy, mặc dù có tên giống cây trồng và lưu mẫu giống cây trồng theo hình thức lưu vật liệu nhân giống cây trồng thì vẫn chưa đủ điều kiện để được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng.
Có tên giống cây trồng và lưu mẫu giống cây trồng theo hình thức lưu vật liệu nhân giống cây trồng thì được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng đúng không? (Hình từ Internet)
Tên giống cây trồng trùng cách viết với tên dược phẩm được hay không?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 14 Luật Trồng trọt 2018 quy định như sau:
Tên giống cây trồng
1. Tên giống cây trồng không được chấp nhận trong trường hợp sau đây:
a) Chỉ bao gồm chữ số;
b) Vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
c) Trùng cách đọc hoặc cách viết với tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, các loại thực phẩm, đồ uống, dược phẩm;
d) Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của giống cây trồng, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan;
đ) Dễ gây hiểu nhầm về đặc trưng, đặc tính của giống đó;
e) Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả;
g) Trùng với tên của giống cây trồng đã được bảo hộ.
2. Tổ chức, cá nhân mua bán vật liệu nhân giống của giống cây trồng phải sử dụng tên giống đã được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc tự công bố lưu hành giống cây trồng.
3. Khi sử dụng tên giống cây trồng kết hợp với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng đã được công nhận lưu hành hoặc công bố lưu hành để sản xuất, mua bán thì tên đó phải có khả năng nhận biết một cách dễ dàng.
Như vậy, tên giống cây trồng không được trùng cách viết với tên dược phẩm.
Sử dụng tên giống cây trồng trùng với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài có bị phạt tiền hay không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 17 Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm quy định về quyền của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng như sau:
Vi phạm quy định về quyền của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng
...
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vật liệu thu hoạch thu được từ việc sử dụng bất hợp pháp vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ để thực hiện các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp chủ bằng bảo hộ đã có cơ hội hợp lý để thực hiện quyền của mình đối với vật liệu nhân giống nhưng không thực hiện.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với việc sử dụng tên giống cây trồng trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điều này.
Như vậy, sử dụng tên giống cây trồng trùng với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Lưu ý:
Mức xử phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt bằng 2 lần cá nhân tức bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP).
Ngoài ra còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi sử dụng tên giống cây trồng trùng với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.