Cơ sở y tế thực hiện theo dõi và đánh giá chiếu xạ nghề nghiệp cho người lao động như thế nào?
Chiếu xạ nghề nghiệp là gì?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chiếu xạ nghề nghiệp là chiếu xạ đối với cá nhân xảy ra trong quá trình tiến hành công việc bức xạ, ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân, làm việc tại nơi có nồng độ khí Radon-222 vượt quá 1.000 Becơren trong 1 mét khối không khí (1.000 Bq/m3) hoặc tiến hành thẩm định, thanh tra tại các cơ sở có tiến hành các công việc bức xạ, không tính đến chiếu xạ được loại trừ (như K-40 trong cơ thể người, tia vũ trụ trên mặt đất…) và chiếu xạ từ những công việc bức xạ, nguồn bức xạ được miễn trừ và chiếu xạ y tế. Chiếu xạ nghề nghiệp bao gồm chiếu xạ ngoài và chiếu xạ trong.
...
Theo đó, chiếu xạ nghề nghiệp được hiểu là chiếu xạ đối với cá nhân xảy ra trong quá trình tiến hành công việc bức xạ, ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân, làm việc tại nơi có nồng độ khí Radon-222 vượt quá 1.000 Becơren trong 1 mét khối không khí (1.000 Bq/m3)
- Hoặc tiến hành thẩm định, thanh tra tại các cơ sở có tiến hành các công việc bức xạ, không tính đến chiếu xạ được loại trừ (như K-40 trong cơ thể người, tia vũ trụ trên mặt đất…) và chiếu xạ từ những công việc bức xạ, nguồn bức xạ được miễn trừ và chiếu xạ y tế. Chiếu xạ nghề nghiệp bao gồm chiếu xạ ngoài và chiếu xạ trong.
Cơ sở y tế thực hiện theo dõi và đánh giá chiếu xạ nghề nghiệp cho người lao động như thế nào? (hình từ Internet)
Việc kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp phải được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Theo Điều 3 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định như sau:
Nguyên tắc kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải bảo đảm liều bức xạ cá nhân đối với nhân viên bức xạ và công chúng không vượt quá giới hạn liều được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật và hành chính quy định tại Thông tư này để hạn chế mức liều bức xạ cá nhân đối với nhân viên bức xạ và công chúng đến mức thấp nhất có thể đạt được một cách hợp lý.
Theo đó, việc kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp phải được thực hiện dựa trên nguyên tắc sau:
- Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải bảo đảm liều bức xạ cá nhân đối với nhân viên bức xạ và công chúng không vượt quá giới hạn liều được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
- Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật và hành chính quy định tại Thông tư này để hạn chế mức liều bức xạ cá nhân đối với nhân viên bức xạ và công chúng đến mức thấp nhất có thể đạt được một cách hợp lý.
Cơ sở y tế thực hiện theo dõi và đánh giá chiếu xạ nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại cơ sở mình ra sao?
Tại Điều 15 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định cơ sở y tế thực hiện theo dõi và đánh giá chiếu xạ nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại cơ sở mình như sau:
- Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải trang bị liều kế cá nhân cho tất cả nhân viên làm việc trong khu vực kiểm soát, khu vực giám sát.
- Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải sử dụng dịch vụ đo liều bức xạ cá nhân tại các cơ sở được được cấp đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
- Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải xây dựng và bảo đảm thực hiện đúng quy trình sử dụng liều kế cá nhân và xử lý trong trường hợp có bất thường xảy ra đối với liều kế cá nhân, trong đó phải có các nội dung sau:
+ Nhân viên bức xạ phải sử dụng đúng, hợp lý các thiết bị kiểm xạ, liều kế cá nhân và báo ngay cho người phụ trách an toàn khi liều kế cá nhân bị rơi vào trường xạ, bị nhiễm bẩn phóng xạ hoặc bị hỏng, bị mất;
+ Trường hợp liều kế cá nhân bị rơi vào trường xạ, bị nhiễm bẩn phóng xạ hoặc bị hỏng, liều kế phải được chuyển ngay đến đơn vị thực hiện dịch vụ đo liều kế cá nhân.
++ Trong thời gian chờ kết quả đọc liều, chủ cơ sở phải trang bị liều kế mới cho nhân viên hoặc thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn bảo đảm mức liều không cao hơn mức liều trung bình nhân viên nhận; toàn bộ sự việc và các tài liệu liên quan cần được lập thành hồ sơ và được lưu giữ;
+ Bảo đảm tính chất, tần suất và độ chính xác của việc theo dõi liều bức xạ nghề nghiệp phải được xác định, có xét đến độ lớn và những thay đổi có thể có của mức chiếu xạ, khả năng và độ lớn của chiếu xạ tiềm tàng. Tần suất đo không được quá 3 tháng một lần.
- Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải bảo đảm khi có chiếu xạ trong, nhân viên bức xạ ngoài việc được trang bị liều kế cá nhân, phải áp dụng các biện pháp đánh giá liều chiếu trong trực tiếp hoặc gián tiếp dựa trên kết quả theo dõi phông bức xạ, nồng độ chất phóng xạ tại nơi làm việc, trang thiết bị bảo hộ được sử dụng và những thông tin về vị trí, thời gian nhân viên bị chiếu xạ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.