Cơ sở y tế chỉ được phép lấy mô ở người sống khi họ đã đăng ký hiến đúng không? Cơ sở y tế thực hiện lấy, ghép mô phải đảm bảo những điều kiện gì?
Ai được quyền hiến mô? Người hiến mô phải tuân thủ những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định về Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác như sau:
Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác
Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.
Và theo Điều 4 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 về các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác như sau:
Các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
1. Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép.
2. Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.
3. Không nhằm mục đích thương mại.
4. Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Theo đó, người được quyền hiến mô là người phải từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Người hiến mô phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép.
- Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.
- Không nhằm mục đích thương mại.
- Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Cơ sở y tế chỉ được phép lấy mô ở người sống khi họ đã đăng ký hiến đúng không? (Hình từ internet)
Cơ sở y tế chỉ được phép lấy mô ở người sống khi họ đã đăng ký hiến đúng không?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định về điều kiện, thủ tục lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống như sau:
Điều kiện, thủ tục lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống
1. Chỉ cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này mới được tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống.
2. Chỉ lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống đã đăng ký hiến. Trong trường hợp cấp cứu mà cần phải ghép mô hoặc cần ghép mô cho cha, mẹ, anh, chị, em ruột thì được phép lấy mô của người chưa đăng ký hiến nếu có sự đồng ý của người đó.
3. Cơ sở y tế trước khi tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống có trách nhiệm sau đây:
a) Tư vấn về sức khỏe, tâm lý xã hội cho người hiến;
b) Kiểm tra các thông số sinh học của người hiến.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể việc tư vấn, kiểm tra các thông số sinh học của người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống.
Theo đó, trên nguyên tắc thì cơ sở y tế chỉ được phép lấy mô ở người sống khi họ đã đăng ký hiến mô. Tuy nhiên, trong trường hợp cấp cứu mà cần phải ghép mô hoặc cần ghép mô cho cha, mẹ, anh, chị, em ruột thì cơ sở y tế sẽ được phép lấy mô của người chưa đăng ký hiến mô nếu có sự đồng ý của người đó.
Cơ sở y tế thực hiện lấy, ghép mô phải đảm bảo những điều kiện gì?
Căn cứ tại Mục I Phần A Quy định điều kiện đối với cơ sở y tế lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và trình tự thủ tục cho phép cơ sở y tế hoạt động ban hành kèm theo Quyết định 08/2008/QĐ-BYT có quy định về cơ sở y tế lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người phải đảm bảo các điều kiện sau:
A. CƠ SỞ Y TẾ LẤY, GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI PHẢI ĐẢM BẢO CÁC ĐIỀU KIỆN SAU:
I. ĐỐI VỚI CƠ SỞ Y TẾ LẤY, GHÉP MÔ:
1. Có đủ đội ngũ cán bộ y tế có năng lực, trình độ chuyên môn là những người đã được đào tạo tại các cơ sở ghép mô và được các cơ sở này cấp giấy chứng nhận hoặc văn bằng chuyên khoa.
2. Có trưởng kíp ghép mô là người có khả năng thực hiện ca ghép mô trên người; cán bộ chuyên môn được đào tạo về lấy mô trên bộ phận cơ thể người sau khi chết.
3. Có phòng mổ với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho ca ghép mô trên người.
4. Có bộ phận điều trị sau ghép và theo dõi lâu dài sau ghép mô.
5. Có các phòng xét nghiệm (hoặc liên kết với các cơ sở khác) để đảm bảo việc chẩn đoán và theo dõi người hiến, người được ghép trước, trong và sau khi ghép mô như : xét nghiệm huyết học, truyền máu, hóa sinh, vi sinh, giải phẫu bệnh, chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán chức năng, xét nghiệm miễn dịch và định lượng nồng độ thuốc chống thải ghép (cyclosporin A, tacrolim...)
6. Có đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế là có đủ các phương tiện dụng cụ chuyên khoa (sẵn có hoặc liên kết) phục vụ cho từng loại ghép mô.
7. Có chủng loại và số lượng thuốc cần thiết để điều trị lâu dài sau ghép cho người bệnh.
8. Nơi lấy mô ở người sau khi chết phải tuân thủ theo nguyên tắc vô khuẩn.
9. Có đơn vị ghép thực nghiệm (với những cơ sở nghiên cứu hoặc đào tạo).
...
Theo đó, cơ sở y tế thực hiện lấy, ghép mô phải đảm bảo những điều kiện sau:
- Có đủ đội ngũ cán bộ y tế có năng lực, trình độ chuyên môn là những người đã được đào tạo tại các cơ sở ghép mô và được các cơ sở này cấp giấy chứng nhận hoặc văn bằng chuyên khoa.
- Có trưởng kíp ghép mô là người có khả năng thực hiện ca ghép mô trên người; cán bộ chuyên môn được đào tạo về lấy mô trên bộ phận cơ thể người sau khi chết.
- Có phòng mổ với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho ca ghép mô trên người.
- Có bộ phận điều trị sau ghép và theo dõi lâu dài sau ghép mô.
- Có các phòng xét nghiệm (hoặc liên kết với các cơ sở khác) để đảm bảo việc chẩn đoán và theo dõi người hiến, người được ghép trước, trong và sau khi ghép mô như : xét nghiệm huyết học, truyền máu, hóa sinh, vi sinh, giải phẫu bệnh, chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán chức năng, xét nghiệm miễn dịch và định lượng nồng độ thuốc chống thải ghép (cyclosporin A, tacrolim...)
- Có đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế là có đủ các phương tiện dụng cụ chuyên khoa (sẵn có hoặc liên kết) phục vụ cho từng loại ghép mô.
- Có chủng loại và số lượng thuốc cần thiết để điều trị lâu dài sau ghép cho người bệnh.
- Nơi lấy mô ở người sau khi chết phải tuân thủ theo nguyên tắc vô khuẩn.
- Có đơn vị ghép thực nghiệm (với những cơ sở nghiên cứu hoặc đào tạo).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.